Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

bởi Thanh Hà
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Vấn đề bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người làm trong nhà nước. Đặc biệt việc này chỉ chọn ra những người có thể đảm đương được những vị trí tiêu chuẩn; được đặt ra bởi quy định cấp trên. Tuy nhiên, quá trình bổ nhiệm khá nhiều thủ tục, trong đó cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nữa. Để hiểu và biết cách chuẩn bị hồ sơ này, mời bạn tham khảo tại Luật sư X chúng tôi:

Đối tượng đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Viên chức thuộc các đối tượng sau đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; theo vị trí việc làm thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp:

– Viên chức mới được tuyển dụng, bao gồm viên chức phải thực hiện chế độ tập sự và viên chức được miễn chế độ tập sự (Nhóm 1);

– Viên chức đang công tác tại Trường hoặc được tiếp nhận; hoặc chuyển công tác về Trường, có thay đổi về vị trí việc làm và ngạch viên chức đã được bổ nhiệm trước đây (Nhóm 2).

Việc bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp và xếp lương phải đảm bảo đúng đối tượng theo quy định; do vậy những trường hợp không thuộc đối tượng được chuyển xếp trước mắt giữ nguyên; theo ngạch công chức, viên chức cũ, chưa thực hiện chuyển xếp, các cơ quan, đơn vị tiếp tục trả lương và phụ cấp lương, phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp,… (nếu có) theo ngạch công chức, viên chức cũ và hệ số lương hiện hưởng,

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Nhóm 1:

1. Công văn đề nghị của đơn vị (Mẫu gợi ý 01/CV-CDNN).

2. Đơn đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức (Mẫu 02/ĐĐN-CDNN).

3. Quyển “Lý lịch viên chức” kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BNV ngày 01 tháng 6 năm 2019 của Bộ Nội vụ (Mẫu HS01-VC/BNV).

4. Sơ yếu lý lịch viên chức kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BNV ngày 01 tháng 6 năm 2019 của Bộ Nội vụ (Mẫu HS02-VC/BNV).

5. Bản sao giấy khai sinh.

6. Bản chính Phiếu lý lịch tư pháp số 01 (bổ sung nếu thời điểm tuyển dụng chưa nộp).

7. Giấy chứng nhận sức khỏe mới nhất (bản chính, không quá 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ).

8. Bản sao giấy tờ liên quan đến trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức: Văn bằng chuyên môn, bảng điểm, lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ; (bổ sung các giấy tờ phát sinh thêm sau thời điểm hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng).

9. Bản sao chứng chỉ tin học, ngoại ngữ (nếu có).

10. Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đề nghị bổ nhiệm: Giảng viên/Giáo viên THPT/Giáo viên THCS/Giáo viên Tiểu học/Chuyên viên/Kế toán viên… hạng I/II/III.

11. Bản sao hộ khẩu, bản sao CMND/CCCD (có chứng thực, không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

Lưu ý: Đối với viên chức đang thực hiện chế độ tập sự, thực hiện thêm Thủ tục công nhận hoàn thành tập sự.

Nhóm 2:

1. Công văn đề nghị của đơn vị (Mẫu gợi ý 01/CV-CDNN).

2. Đơn đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức (Mẫu 02/ĐĐN-CDNN).

3. Bản chính Phiếu lý lịch tư pháp số 01 (bổ sung nếu thời điểm tuyển dụng chưa nộp).

4. Bản sao giấy tờ liên quan đến trình độ đào tạo; bồi dưỡng viên chức: Văn bằng chuyên môn, bảng điểm, lý luận chính trị; bồi dưỡng nghiệp vụ (bổ sung các giấy tờ phát sinh trong thời gian công tác tại Trường).

5. Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đề nghị bổ nhiệm: Giảng viên/Giáo viên THPT/Giáo viên THCS/Giáo viên Tiểu học/Chuyên viên/Kế toán viên… hạng I/II/III.

Lưu ý: Đối với viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ trợ giảng; thực hiện thêm Thủ tục công nhận hoàn thành nhiệm vụ trợ giảng.

Thủ tục bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức

Bước 1: Đơn vị gửi văn bản đề nghị và hồ sơ.

Lưu ý: Lưu tên hồ sơ theo đúng hướng dẫn của Sở Nội vụ. Đơn vị thực hiện nén file để dễ gửi email

Bước 2: Phòng Công chức, viên chức (CCVC) tiếp nhận hồ sơ trực tuyến: thời gian phản hồi 03 ngày làm việc: 

Trường hợp email hợp lệ (mail công vụ, mail tổ chức); và thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định: phản hồi qua email cho đơn vị; hẹn ngày đơn vị đến Sở Nội vụ mang theo hồ sơ và nhận kết quả.

Trường hợp email không hợp lệ (gmail, yahoo mail,…); hoặc thành phần hồ sơ không đầy đủ: phản hồi qua email cho đơn vị, thông báo không thụ lý hồ sơ (nêu lý do)

Ví dụ: đơn vị đề nghị bổ nhiệm CDNN 10 trường hợp; nhưng chỉ 08 trường hợp hồ sơ đầy đủ; Phòng Công chức, viên chức phản hồi qua email đơn vị thông báo chỉ thụ lý 08 trường hợp; và không thụ lý 02 trường hợp còn lại.

Bước 3: Trong thời hạn 25 làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đầy đủ và email hợp lệ), Phòng Công chức, viên chức xem xét, thẩm định trình Giám đốc Sở Nội vụ Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng II) viên chức.

Trong quá trình thụ lý, Phòng Công chức, viên chức; có quyền trao đổi qua email để yêu cầu đơn vị bổ sung hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đủ thông tin để xử lý. Căn cứ thời gian bổ sung hồ sơ của đơn vị (qua email) Giám đốc Sở Nội vụ; cho phép gia hạn hồ sơ và Phòng Công chức; viên chức phản hồi email để hẹn đơn vị về việc thay đổi ngày trả kết quả.  

Bước 4: Đơn vị nộp bản chính văn bản đề nghị, hồ sơ cá nhân (sắp theo đúng thứ tự) và nhận Quyết định tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả – Sở Nội vụ;

Tổ tiếp nhận và trả kết quả đối chiếu (đảm bảo sự thống nhất) của văn bản gửi mail và bản chính công văn đề nghị; của đơn vị cũng như thông tin phản hồi qua email của Phòng công chức, viên chức.

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp; trích lục sổ hộ khẩu; các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; …quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102. để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nộp ở đâu?

Theo quy định của pháp luật thì thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định: phản hồi qua email cho đơn vị; hẹn ngày đơn vị đến Sở Nội vụ mang theo hồ sơ và nhận kết quả.

Thời gian xem xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp là bao lâu?

Trong thời hạn 25 làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đầy đủ và email hợp lệ), Phòng Công chức, viên chức xem xét, thẩm định trình Giám đốc Sở Nội vụ Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp là gì?

Đối với công chức
– Chủ tịch UBND tỉnh: Quyết định bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với công chức tương đương ngạch chuyên viên chính; đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với công chức đương ngạch chuyên viên cao cấp;
– Chủ tịch UBND huyện: Quyết định bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với các công chức tương đương ngạch chuyên viên trở xuống; trên cơ sở danh sách bổ nhiệm vào ngạch; và chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt.
Đối với viên chức
– Chủ tịch UBND tỉnh: Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức hạng II; đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm vào chức danh và xếp lương đối với viên chức hạng I;
– Chủ tịch UBND huyện: Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức hạng III; hạng IV trên cơ sở danh sách bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp; và chuyển xếp lương đối với viên chức thuộc cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm