Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

bởi Ngọc Gấm
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Để có thể chào thầu công trình đối với doanh nghiệp, một trong những loại giấy tờ mà các công ty xây dựng không thể thiếu trong bộ hồ sơ của mình đó chính là các chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của Việt Nam hoặc quốc tế. Các giấy chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mà các doanh nghiệp có được sẽ được cấp thông qua hình thức xin cấp phép. Và để có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không phải là điều dễ dàng.

Chính vì thế, LSX xin phép gửi đến quý bạn đọc bài viết về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích đến quý đọc giả.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Để có thể có được chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản của việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Các điều kiện để được xem xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm người xin cấp phép phải có trình độ chuyên môn, phải có đầy đủ trách nhiệm hành vi dân sự và đạt các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề.

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đối với cá nhân như sau:

“Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Để giúp cho quý doanh nghiệp có thể tự mình chuẩn bị thành công một bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mà không cần thông qua bất kỳ một công ty dịch vụ nào, LSX xin được phép gửi đến quý đọc giả quy định chi tiết về việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được nhiều công ty dịch vụ pháp lý áp dụng đối với khách hàng của mình.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

“1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định này;

b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);

d) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

e) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);

g) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);

h) Các tài liệu theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.”

Trình tự cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ xin phép được cấp giấy chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ về Sơ Xây dựng tại địa phương để được xem xét và cấp phép. Quá trình nộp hồ sơ hiện nay có thể diễn ra thong qua ba con đường trực tiếp, trực tuyến và thông qua đường bưu điện, trong đó con đường trực tuyến đang được phía doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

“1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực:

a) Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 87 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực;

b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung, gia hạn chứng chỉ năng lực; trong thời hạn 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.”.

Khuyến nghị: Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP. Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế.

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng chính xác

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng chính xác nhất hiện nay đang được áp dụng chính là mẫu số 04 Phụ lục IV được ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Chình vì thế khi thực hiện đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng, các doanh nghiệp cần phải điền thông tin trên mẫu số 04. Để giúp cho quý doanh nghiệp được tiếp cận dễ dàng mẫu số 04, LSX xin được giử đến quý doanh nghiệp đường link tải xuống mẫu số 04 tại phần mô tả.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quyền của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực?

Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực có các quyền sau đây:
– Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ năng lực;
– Được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực;
– Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ năng lực.

Nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực?

Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực có các nghĩa vụ sau đây:
– Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghị cấp chứng chỉ; nộp lệ phí theo quy định;
– Hoạt động đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ năng lực được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
– Duy trì, đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức theo chứng chỉ năng lực được cấp;
– Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ năng lực;
– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức xuất trình chứng chỉ năng lực và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực?

Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực:

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;

– Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.

Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm