Khách hàng: Xin chào Luật sư LSX. Tôi là khách hàng cũng khá quen mặt với các Luật sư ở LSX. Tôi đã gửi rất nhiều câu hỏi đến cho LSX với mục đích để giải quyết các vấn đề vướng mắc trong cuộc sống, bên cạnh đó cũng một phần vì muốn học hỏi thêm nhiều kiến thức pháp lý. Tôi được biết là chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động gồm có 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và cuối cùng là tử tuất. Tôi được biết thì có rất nhiều người lao động gặp tai nạn lao động trong khi làm việc thì tôi không biết là người lao động có được hưởng chế độ gì không? Việc đi khám giám định có được hỗ trợ gì không và hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động gồm những nội dung gì? Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi. Thân ái!
LSX: Xin chào bạn đọc quen thuộc của chúng tôi. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề pháp lý này nhé!
Căn cứ pháp lý
Khám định tổng hợp tai nạn lao động trong trường hợp nào?
Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
- Bị tai nạn lao động nhiều lần;
- Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, việc khám tổng hợp tai nạn lao động là khám tai nạn lao động và khám bệnh nghề nghiệp.
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn theo các quy định nêu trên.
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh vừa nêu.
Hồ sơ khám lần đầu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định thì hồ sơ khám định lần đầu do tai nạn lao động gồm có:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định thì hồ sơ khám định lần đầu bệnh nghề nghiệp gồm có:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có). Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
- Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định cụ thể về những gì cần có trong hồ sơ giám định tổng hợp tai nạn lao động gồm có:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
- Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
- Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể tìm hiểu về hồ sơ tái khám bệnh nghề nghiệp. Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát gồm những tài liệu sau:
- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Thông tư này hoặc Hồ sơ bệnh nghề nghiệp có ghi nhận tổn thương bệnh nghề nghiệp ở mức độ nặng hơn. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
- Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
- Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể giúp bạn biết thêm về một phần kiến thức pháp lý. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Nhân viên trộm cắp tài sản của công ty bị xử lý ra sao
- Tội vu khống người khác bị xử lý ra sao
- Lệ phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Có thể bạn quan tâm
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định thì hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.