Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì theo quy định pháp luật hiện nay?

bởi DangNgocHa
Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì theo quy định hiện nay?

Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu rủi ro cho con người, bảo đảm điều kiện sống tốt hơn cho con người trong một số trường hợp nhất định. Để tham gia bao hiểm xã hội cần tuân thủ theo thủ tục pháp luật quy định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua tình huống sau đây: “Xin chào Luật sư! Tôi muốn hỏi là tôi cần chuẩn bị hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì để được tham gia bảo hiểm xã hội? Cảm ơn Luật sư tư vấn!”

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội có thể được phân loại thành:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

*Các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

+ Ốm đau;

+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

– Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định. Trong đó bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì theo quy định hiện nay?
Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì theo quy định hiện nay?

Sổ bảo hiểm xã hội

– Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

– Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

– Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

– Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

+ Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

+ Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

– Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

+ Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

– Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội

– Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.

– Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

+ Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;

+ Sổ bảo hiểm xã hội;

+ Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

– Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật Bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật Bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật Bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:

+ 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;

+ 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;

+ 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

–  Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong các dịch vụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế tại đây. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ nào?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ nào?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.

Khi nào thì sổ bảo hiểm xã hội được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội?

Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm