Hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe gồm những giấy tờ gì?

bởi MinhThu
Hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe

Nâng hạng giấy phép lái xe là việc bắt buộc nếu người lái xe muốn điều khiển nhiều loại phương tiện khác nhau và cần được có giấy chứng nhận giấy phép lái xe. Ngoài những yêu cầu như độ tuổi, kĩ năng lái xe, sức khỏe,.., bắt buộc người lái xe phải chú ý đến các loại giấy tờ cần có để học lái xe nâng hạng, thi nâng hạng và xin cấp giấy phép lái xe theo loại bằng lái muốn nâng. Vậy quy định về việc nâng hạng giấy phép lái xe như thế nào? Hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe gồm những loại giấy tơ gì?

Tất cả sẽ được LSX giải đáp trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 01/2021/TT-BGTVT

Các loại bằng lái xe được cấp phép hiện nay

Bằng lái hạng B1 số tự động

Bằng lái xe B1 được cấp phép để điều khiển loại xe số tự động. Người sở hữu bằng B1 số tự động sẽ không được được phép lái xe số sàn cũng như hành nghề lái xe.

Độ tuổi yêu cầu: đủ từ 18 tuổi trở lên

Loại phương tiện mà người có bằng lái hạng này có thể điều khiển:

  • Xe ô tô dưới 9 chỗ
  • Xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng loại số tự động với thiết kế trọng tải dưới 3,5 tấn.

Thời hạn sử dụng có hiệu lực của bằng lái xe ô tô B1:

  • Bằng có hiệu lực sử dụng cho người lái xe dưới 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam giới.
  • Nếu người lái xe trên 45 tuổi nữ và 50 tuổi với nam thì thời hạn sử dụng bằng là 10 năm tính từ ngày cấp.
Hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe
Hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe

Bằng lái hạng B1

Hạng B1 là bằng lái cho phép điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động. Tuy nhiên người lái xe cũng không được phép hành nghề với tấm bằng này.

Độ tuổi yêu cầu: đủ 18 tuổi trở lên

Loại phương tiện người lái xe có thể điều khiển:

  • Xe ô tô dưới 9 chỗ
  • Xe ô tô tải, máy kéo có một rơ mooc với thiết kế trọng tải dưới 3,5 tấn

Thời hạn sử dụng có hiệu lực: như với hạng B1 số tự động

Bằng lái hạng B2

Bằng B2 cho phép bạn lái các loại xe như quy định ở hạng bằng B1. Điểm khác biệt ở hạng bằng này là người điều khiển có thể hành nghề lái xe.

Các yêu cầu khác cho hạng bằng lái B2 như độ tuổi hay các loại phương tiện có thể điều khiển giống như ở hạng B1 phía trên.

Thời hạn sử dụng: 10 năm kể từ ngày cấp bằng

Bằng lái hạng C

Độ tuổi yêu cầu: đủ từ 21 tuổi trở lên

Loại phương tiện người lái xe có thể điều khiển:

  • Máy kéo rơ moóc có thiết kế trọng tải dưới 3,5 tấn
  • Các loại xe như quy định ở bằng B1, B2

Thời hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày cấp bằng

Bằng lái hạng D

Độ tuổi yêu cầu: đủ từ 24 tuổi trở lên

Trình độ yêu cầu:

  • Tốt nghiệp trung học cơ sở (tương đương 9/12) hoặc bậc học tương đương.
  • Có bằng lái xe hạng C (còn hạn) hoặc bằng lái xe ô tô hạng B2 ( còn hạn)

Loại phương tiện được phép điều khiển:

  • Xe ô tô từ 10 đến 30 chỗ
  • Các loại xe quy định ở bằng hạng B1, B2, C

Thời hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày cấp bằng

Bằng lái hạng E

Độ tuổi yêu cầu: đủ từ 27 tuổi trở lên

Trình độ yêu cầu:

  • Tốt nghiệp trung học phổ thông (tương đương 12/12) hoặc bậc học tương đương
  • Có bằng lái xe hạng D (còn hạn)

Loại phương tiện được phép điều khiển:

  • Xe ô tô từ 30 chỗ trở lên
  • Các loại xe được quy định ở bằng B1, B2, C, D

Thời hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày cấp bằng

Bằng lái hạng FB2, FC, FD, FE

Độ tuổi yêu cầu: đủ từ 27 tuổi trở lên

Trình độ yêu cầu:

  • Tốt nghiệp trung học phổ thông (tương đương 12/12) hoặc bậc học tương đương
  • Có bằng lái xe hạng E (còn hạn)

Loại phương tiện được điều khiển:

  • Các loại xe được quy định tại bằng B2, C, D, E có thể gắn theo sơ mi rơ mooc trên 750 kg.
  • Riêng với hạng FC, ngoài các loại xe được quy định cho hạng F, người lái xe có thể lái thêm các loại xe container.

Thời hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày cấp bằng

Điều kiện để được nâng hạng bằng lái

Để được nâng hạng bằng lái xe ô tô, bạn không thể tiến hành nâng bằng qua hình thức thi trực tiếp mà cần có kinh nghiệm lái xe đủ theo thời gian quy định.

Đối tượng được nâng hạng bằng

  • Người Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
  • Đáp ứng được các yêu cầu theo quy định về độ tuổi (tính đến ngày thi sát hạch lái xe), tình trạng sức khỏe và trình độ văn hóa. Đối với người muốn đổi bằng lái, nâng hạng bằng lái vẫn có thể tham gia học trước nhưng chỉ được phép dự thi sát hạch khi đủ độ tuổi quy định.

Yêu cầu về kinh nghiệm lái xe và bằng cấp

Ngoài ra, để được đổi bằng lái lên hạng cao hơn, người học cần có đủ thời gian lái xe với số km hành trình được quy định như sau:

  • Bằng B1 số tự động muốn lên bằng B1 hoặc hạng B1 lên B2: có ít nhất 1 năm lái xe với hành trình an toàn từ 12.000 km trở lên
  • Nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên C, bằng C lên D, bằng D lên E; các bằng B2, C, D, E muốn lên bằng F tương ứng; các bằng D, E lên FC: có ít nhất 3 năm lái xe với hành trình an toàn từ 50.000 km trở lên.
  • Bằng B2 nâng lên D, bằng C lên E: có ít nhất 5 năm lái xe với hành trình an toàn từ 100.000 km trở lên.
  • Người muốn nâng hạng bằng lái xe ô tô lên các bằng D,E bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp bậc trung học cơ sở (với bằng D), trung học phổ thông (với bằng E) hoặc bậc học tương đương trở lên.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn muốn nâng hạng bằng lái từ B1 lên hạng C thì bạn cần thi nâng hạng B1 lên B2 rồi mới có thể tiếp tục thi nâng hạng từ B2 lên hạng C. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần thi 2 lần để nâng hạng từ B1 lên C.

Hồ sơ cần có để nâng hạng bằng lái xe

Căn cứ Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Hồ sơ của người học lái xe

  1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
    a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
    b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
    d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
    a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
    c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
    d) (đã bị bãi bỏ)
    Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
  3. Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
    a) Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều này;
    b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

Theo đó, hồ sơ của người học lái xe nâng hạng bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

Lệ phí nâng hạng bằng lái xe ô tô là bao nhiêu?

Nâng 1 hạng bằng

Nâng 1 hạng bằng được hiểu là việc nâng hạng theo thứ tự các hạng bằng một cách lần lượt. Bạn có thể thi nâng hạng B1 lên B2, nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên C, C lên D, D lên E hay các bằng B2, C, D, E lần lượt lên các hạng FB2, FC, FC, FE.

Học phí: 5.000.000 VND/ khóa

Lệ phí thi: 585.000 VND

Nâng 2 hạng bằng

Hiện nay Trung tâm đang nhận hồ sơ để nâng 2 hạng bằng như sau: nâng hạng B2 lên D hoặc từ bằng C lên E.

Học phí: 5.500.000 VND

Lệ phí thi: 585.000 VND

Ngoài ra, khi đăng ký bất cứ gói dịch vụ nâng hạng bằng lái nào tại Trung tâm bạn sẽ nhận được những quà tặng như sau:

  • Khám sức khỏe để nâng hạng bằng lái
  • Bộ tài liệu học để dự thi sát sạch

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Người học nâng hạng giấy phép lái xe khi chưa đủ tuổi được không?

Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTV sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định:
Điều kiện đối với người học lái xe
Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Theo đó, người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

Trình tự thực hiện sát hạch để lấy bằng lái xe như thế nào?

– Nộp hồ sơ:
Cá nhân học lái xe lần đầu, học lái xe nâng hạng nộp hồ sơ dự học, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe tại cơ sở được phép đào tạo lái xe.
– Thẩm quyền giải quyết:
Cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo theo chương trình quy định; nộp hồ sơ và báo cáo danh sách đề nghị sát hạch với Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, báo cáo sát hạch, tổ chức sát hạch lái xe và cấp Giấy phép lái xe cho người trúng tuyển kỳ sát hạch.
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm