Người lái xe không được vượt xe khác trong trường hợp nào?

bởi TranQuynhTrang
Người lái xe không được vượt xe khác trong trường hợp nào?

Khi tham gia giao thông, hành vi vượt xe là hành vi xảy ra phổ biến của người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, việc vượt xe này cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định nhưng không phải ai cũng nắm được quy định về vấn đề này. Thông thường mọi người sẽ hay nghĩ rằng không có biển cấm vượt là có thể vượt xe khác thoải mái, nhưng thực tế không phải như vậy… hành vi này sẽ nguy hiểm cho chính người tham gia giao thông và những người xung quanh. Vậy người lái xe không được vượt xe khác trong trường hợp nào? Mức phạt lỗi vượt xe hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tầm nhìn vượt xe an toàn là gì?

Theo điểm 3.52 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Cũng theo quy chuẩn này, tầm nhìn vượt xe an toàn được giải thích là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.

Quy tắc chung về vượt xe

Để đảm bảo an toàn giao thông trong tình huống vượt xe, cả xe xin vượt và người điều khiển phương tiện phía trước phải có những ứng xử phù hợp. Theo điều 14 Luật Giao thông đường bộ thì:

Thứ nhất: Đối với xe xin vượt

– Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

– Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

– Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

Người lái xe không được vượt xe khác trong trường hợp nào?
Người lái xe không được vượt xe khác trong trường hợp nào?

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

– Không được vượt xe trong một số trường hợp theo quy định pháp luật.

Thứ hai: Đối với người điều khiển phương tiện phía trước

Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Người lái xe không được vượt xe khác trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì không được vượt xe khác trong các trường hợp sau đây:

– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

– Trên cầu hẹp có một làn xe;

– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Trường hợp nào được phép vượt bên phải?

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

– Khi xe điện đang chạy giữa đường;

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Xử phạt hành chính với một số lỗi về vượt xe

Thứ nhất: Với người điều khiển ô tô

– Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

– Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

– Vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Thứ hai: Với người điều khiển xe máy

– Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ: hạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

– Vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật giao thôngn đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Người lái xe không được vượt xe khác trong trường hợp nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn về pháp lý về lệ phí ly hôn thuận tình cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về biển báo P.125 “cấm vượt” như thế nào?

Biển báo P.125 “Cấm vượt”
Biển báo P.125 được nhận diện với viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ hai chiếc ôtô con đặt cạnh nhau (01 chiếc màu đen và 01 chiếc màu đỏ). Biển này được dùng để cấm các loại xe cơ giới vượt nhau trên đoạn đường có cắm biển này.
Biển báo cấm vượt có hiệu lực cấm đối với tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau. Tuy nhiên có ngoại lệ là cho phép vượt xe máy 02 bánh, xe gắn máy.
Biển báo P.125 chỉ hết hiệu lực cấm khi có biển báo DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển báo DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.

Quy định về biển báo P.12 “cấm xe ô tô tải vượt “như thế nào?

– Để báo cấm các loại ô tô tải vượt xe cơ giới khác, đặt biển số P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt”.
– Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
– Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới khác vượt nhau và vượt ô tô tải.
– Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

Vị trí đặt biển báo hiện nay được quy định ra sao?

Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm