Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải năm 2023 gồm những gì?

bởi TranQuynhTrang
Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải năm 2023 gồm những gì?

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là tôi có dự tính sẽ kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, tôi thắc mắc không biết rằng đối với xe taxi tải thì tôi cần phải đi xin cấp phù hiệu gì? Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải gồm những gì? Và thời gian cấp phù hiệu kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi là bao lâu? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn tại nội dung dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý

 Nghị định 10/2020/NĐ-CP

Xe kinh doanh vận tải là gì?

Xe kinh doanh vận tải có nhiều trọng tải khác nhau, thực hiện các hoạt động vận tải riêng biệt.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

“2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải thì xin cấp phù hiệu gì?

Theo khoản 6 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, như sau:

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

– Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải năm 2023 gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải năm 2023 gồm những gì?

– Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.

– Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.

– Đối với hoạt động vận chuyển xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự qua hầm đường bộ áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.

– Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

Như vậy, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải thì xin cấp phù hiệu “XE TẢI”

Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải năm 2023 gồm những gì?

Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:

– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;

– Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Cấp phù hiệu kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải mất bao lâu?

Theo khoản 5 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp phù hiệu cho xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc như sau:

Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của xe đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan cấp thực hiện việc xử lý hồ sơ và cấp phù hiệu trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải;

Bước 3: Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam;

Bước 4: Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về tình trạng của phương tiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải và hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để thực hiện theo các trường hợp sau:

Trường hợp phương tiện chưa có trên hệ thống thì thực hiện cấp phù hiệu;

Trường hợp phương tiện đã có trên hệ thống, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện gửi thông tin qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải đang quản lý phương tiện để đề nghị xác nhận và gỡ bỏ phương tiện khỏi hệ thống. Trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải nhận được đề nghị phải trả lời, trường hợp không đồng ý gỡ thông tin của phương tiện phải nêu rõ lý do. Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu sau khi phương tiện được gỡ bỏ khỏi hệ thống.

Như vậy, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải năm 2023 gồm những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mục đích sử dụng đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Lệ phí xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải là bao nhiêu?

Lệ phí: Cấp giấy phép lần đầu 200.000đồng/giấy phép

Quy định pháp luật về phù hiệu xe như thế nào?

Phù hiệu xe là miếng dán được dán ở vị trí dễ quan sát. Trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe kinh doanh vận tải nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và dấu hiệu để các cơ quan lực lượng chức năng kiểm tra giám sát hoạt động vận tải.

Không có giấy phép kinh doanh vận tải ô tô bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh vận tải ô tô không có giấy phép kinh doanh vận tải ô tô sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm