Mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm 2023

bởi Gia Vượng
Mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Bảo hiểm y tế là một chế độ an sinh xã hội giúp mọi người chia sẻ rủi ro khi đau ốm, bệnh tật. Việc tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm y tế là cách đóng góp khi khoẻ mạnh, để dành khi ốm đau. Bảo hiểm y tế phần lớn hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, xét nghiệm, thuốc men khi người tham gia bảo hiểm khám chữa bệnh đúng tuyến. Hiện nay để chứng minh có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở để hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, thì người bệnh cần có mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Vậy chi tiết mẫu này được quy định ra sao và thủ tục xin cấp giấy như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của LSX để có sự giải đáp nhé.

Căn cứ pháp lý

Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm là gì?

Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm là một loại giấy tờ do cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp cho người đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở dựa trên đề nghị của người bệnh.

Việc cấp giấy tờ này sẽ là cơ sở để người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi không cùng chi trả kể từ lần khám, chữa bệnh đúng tuyến kế tiếp cho đến hết năm dương lịch.

Hay nói cách khác, khi có giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm, người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của quỹ BHYT cho đến hết ngày 31/12 của năm đó.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Căn cứ điểm m khoản 2 Điều 3 Quyết định 1399/QĐ-BHXH, cơ quan BHXH sẽ thực hiện như sau:

Cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm cho người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (trừ các trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến).

Theo đó, người bệnh sẽ được cấp mẫu giấy, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

1 – Tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục.

Tức, người tham gia BHYT phải có thời gian đóng 5 năm liên tiếp, trong đó được phép gián đoạn tối đa 03 tháng.

2 – Có số tiền khám, chữa bệnh cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Số tiền đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng trên thẻ BHYT.

3 – Đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Điều 6 Thông tư Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến gồm:

– Người tham gia BHYT đến khám chữa bệnh đúng cơ sở ghi trên thẻ BHYT;

Mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm
Mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

– Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám ở các cơ sở khác cùng tuyến trên địa bàn tỉnh;

– Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở nào trên phạm vi toàn quốc;

– Người tham gia BHYT được chuyển tuyến;

– Người có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian công tác, làm việc lưu động, tạm trú… và khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT;

– Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định;

– Người hiến bộ phận cơ thể mình phải điều trị ngay khi hiến bộ phận cơ thể;

– Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Theo Phụ lục II Quyết định 919/QĐ-BHXH năm 2015, để được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm, người bệnh thực hiện theo thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

– Bản chính các hóa đơn, biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT (5% hoặc 20%) từ đầu năm.

+ Trên hóa đơn, biên lai phải thể hiện rõ số tiền người bệnh cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

+ Nếu làm thất lạc hóa đơn, biên lai bản chính thì nộp bản chụp hóa đơn, biên lai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã điều trị hoặc bảng kê chi phí khám, chữa bệnh (theo Mẫu số 01/BV, 02/BV).

– Xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ chỉ chụp thẻ BHYT, ký xác nhận trên bản chụp và trả lại thẻ BHYT cho người nộp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT.

Bước 3: Đến nhận giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.

Thời hạn giải quyết:

– 01 ngày làm việc: Có quá trình tham gia BHYT chỉ trên địa bàn một tỉnh hoặc trên thẻ BHYT có ghi thời điểm đủ 05 năm liên tục.

– 05 ngày làm việc: Chỉ khám, chữa bệnh nội tỉnh, trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả hoặc người tham gia BHYT nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.

– 10 ngày làm việc: Có khám chữa bệnh ở ngoại tỉnh, trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả hoặc người tham gia bảo hiểm y tế nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.

Mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI ……………………
Mẫu số 05/BHYT


GIẤY CHỨNG NHẬN KHÔNG CÙNG CHI TRẢ TRONG NĂM

BHXH ………………………………………………………………….. xác nhận

Ông/bà: …………………………………………………….. Ngày sinh: ……………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………

Mã số thẻ BHYT giá trị: từ…./…../….đến …../…../…..

Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: ………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục: từ ngày …. /…../……..

Thời điểm cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT luỹ kế trong năm vượt quá 6 tháng lương cơ sở: từ ngày …./…../…….

Người bệnh sử dụng giấy này được miễn cùng chi trả trong phạm vi quyền lợi BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến từ ngày.…/..…/…. đến ngày 31/12/….

…….., ngày…tháng…năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Những đối tượng nào tham gia BHYT?

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Mua BHYT tự nguyện online như thế nào?

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc Gia theo đường link: https://www.dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Tiếp theo bạn nhấn vào mục Đăng ký trên góc phải giao diện Web (nếu chưa có tài khoản) hoặc nhấn vào Đăng nhập (nếu có).
Bước 3: Sau khi nhấn Đăng ký bạn sẽ được chuyển qua giao diện chọn lựa phương thức đăng ký.
Bước 4: Sau đó bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin.
Bước 5: Tiến hành cài đặt mật khẩu để có thể đăng nhập và theo dõi thông tin bảo hiểm y tế của mình

Mức đóng bảo hiểm y tế liên tục 5 năm của hộ gia đình là bao nhiêu?

Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm