Hồ sơ xin thành lập trường mầm non tư thục gồm những gì?

bởi Tú Uyên
Hồ sơ xin thành lập trường mầm non tư thục gồm những gì?

Chào Luật sư, tôi đang chuẩn bị thành lập trường mầm non tư thục để tạo đươch môi trường tốt cho con trẻ nhưng tôi không biết làm sao để có thể xin thành lập và hồ sơ xin thành lập trường mầm non tư thục gồm những gì? mong luật sư có thể giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời những câu hỏi này Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục

Để được phép thành lập trường mầm non tư thục thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Bao gồm:

– Đề án thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đề án thành lập trường mầm non xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Hồ sơ xin thành lập trường mầm non tư thục gồm những gì?

Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xin phép thành lập trường như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin phép thành lập bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản trường mầm non tư thục

Tờ trình nêu rõ sự cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mầm non trong từng giai đoạn.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, cơ quan chủ quản nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đjăt trụ sở trường mầm non tư thục.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mầm non; trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.

Hồ sơ xin thành lập trường mầm non tư thục gồm những gì?
Hồ sơ xin thành lập trường mầm non tư thục gồm những gì?

Những hồ sơ khác liên quan đến việc thành lập trường mầm non tư thục

Giấy tờ về cơ sở vật chất

  • Hợp đồng thuê nhà trên 5 năm (có công chứng ).
  • Bản sao giấy tờ nhà đất của địa chỉ thành lập trường (có công chứng).
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng trường mầm non.
  • Hóa đơn nước máy/hoặc kết quả kiểm nghiệm nước đạt chuẩn.
  • Các hợp đồng mua thực phẩm.
  • Biên bản kiểm tra đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
  • Đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đủ 02 giáo viên/01 lớp.

Mẫu hồ sơ cá nhân người đứng tên thành lập trường mầm non tư thục

  • Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của ủy ban nhân dân).
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Bản sao bằng trung học phổ thông (có công chứng).
  • Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý mầm non/ Trung cấp sư phạm mầm non trở lên (có công chứng).
  • Bản sao giấy khai sinh.
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân (có công chứng).
  • Bản sao giấy đăng ký tạm trú (có công chứng).
  • Bản sao sổ hộ khẩu (có công chứng).

Mẫu hồ sơ Hiệu trưởng trường

  • Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của ủy ban nhân dân).
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Bản sao văn bằng Trung cấp sư phạm mầm non trở lên (có công chứng).
  • Xác nhận 5 năm dạy học cùng cấp (tại các trường đã dạy)
  • Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý mầm non (có công chứng).
  • Bản sao giấy khai sinh.
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân (có công chứng).
  • Bản sao giấy đăng ký tạm trú (có công chứng).
  • Bản sao sổ hộ khẩu (có công chứng).

Mẫu hồ sơ nhân sự (gồm Giáo viên, Cấp Dưỡng, Y tế, Kế toán, Bảo vệ, Tạp vụ)

  • Sơ yếu lý lịch của nhân viên (có xác nhận của chính quyền địa phương).
  • Bản sao giấy khai sinh.
  • Bản sao giấy đăng ký tạm trú (có công chứng).
  • Đơn xin việc.
  • Hợp đồng làm việc.
  • Văn bằng chuyên môn
  • Giấy khám sức khỏe
  • Đối với cấp dưỡng
  • Giấy khám sức khỏe: đối với cấp dưỡng thì phải có giấy khám sức khỏe thẻ xanh
  • Giấy xác nhận kiến thức về về sinh an toàn thực phẩm

Đối với giáo viên

Văn bằng chuyên môn – Trung cấp mầm non trở lên (02 bản sao y công chứng).

Lưu ý: Đối với giáo viên phải có bằng sư phạm mầm non trở lên, Đối với Cấp dưỡng một số địa phương có thể yêu cầu cấp dưỡng phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn về cấp dưỡng, Đối với kế toán phải có văn bằng trung cấp kế toán trở lên, Đối với y tế phải có bằng sơ cấp y, dược trở lên)

Trên đây là toàn bộ mẫu hồ sơ cá nhân mà những người đứng tên thành lập trường cần chuẩn bị khi có ý định thành lập trường mầm non tư thục.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hồ sơ xin thành lập trường mầm non tư thục gồm những gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra cứu thông tin quy hoạch, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, max số thuế cá nhân… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tự ý thành lập trường mầm non khi chưa được cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 3, điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Phạt tiền đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:
(1) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
(4) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
(5) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP);
(6) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP);
Hình thức xử phạt bổ sung: trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm;
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được.

Ai là người ra quyết định thành lập trường mầm non tưu thục?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.

Trường mầm non tư thục có phải là doanh nghiệp?

Hoạt động của trường tư thục không chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp vì nhà đầu tư là cá nhân hoặc nhóm cá nhân, không phải là doanh nghiêp. Đối với trường mà các thành viên góp vốn không thành lập công ty, mọi hoạt động của thành viên góp vốn không thể áp dụng luật doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm