Hóa đơn trực tiếp có thể hiểu là loại hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thông thường. Loại hóa đơn này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán,cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh.
Hóa đơn trực tiếp tính thuế như thế nào theo quy định mới? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đối tượng được sử dụng hóa đơn trực tiếp
Theo Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, hóa đơn trực tiếp được áp dụng cho các đối tượng sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp, gồm:
- Các tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) bao gồm cả hợp tác xã, các nhà thầu nước ngoài hay các ban quản lý dự án.
- Tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.)
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
Đối tượng được áp dụng hình thức hóa đơn này sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp nên sẽ không được sử dụng hoá đơn đỏ (Hóa đơn GTGT).
Hóa đơn trực tiếp tính thuế như thế nào?
Việc kê khai thuế đối với hóa đơn trực tiếp được quy định tại Công văn số 3430/TCT-KK của Tổng cục thuế. Theo đó, hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.
Vì vậy, các tổ chức, đơn vị kinh doanh sử dụng hóa đơn trực tiếp sẽ không cần thực hiện kê khai thuế và cũng không nên kê khai vào Tờ khai thuế GTGT.
Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo nội dung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC cụ thể là: “Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”
Căn cứ theo quy định trên, để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì bắt buộc phải có hóa đơn GTGT, tuy nhiên, hóa đơn trực tiếp chỉ là hóa đơn bán hàng, hóa đơn thông thường, bởi vậy, trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế và tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo đúng quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua hàng hóa, dịch vụ của những bên kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì hóa đơn đầu vào nhận được đều là hóa đơn bán hàng (hóa đơn trực tiếp), không phải là hóa đơn GTGT nên sẽ không phải tiến hành kê khai thuế GTGT và không được khấu trừ thuế GTGT đối với những hóa đơn này.
Hóa đơn trực tiếp có được hạch toán vào chi phí không?
Hóa đơn trực tiếp không phải thực hiện kê khai thuế, không được khấu trừ thuế GTGT như phân tích ở trên. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, điều kiện để doanh nghiệp được phép trừ mọi khoản chi (ngoại trừ các khoản chi không được trừ tại Khoản 2 Điều này) như sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Dựa theo quy định nêu trên, có thể thấy hóa đơn trực tiếp vẫn được hạch toán vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mua hóa đơn trực tiếp như nào?
Theo Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp lần đầu bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn theo mẫu số 3.3 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014.
- Bản cam kết mẫu số CK01/AC theo mẫu số 3.16 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014 của Bộ Tài chính.
- Bản sao giấy phép kinh doanh
- Giấy ủy quyền của giám đốc
- Chứng minh thư của người đi mua
- Dấu mộc vuông
(Thông tin của người được ủy quyền và thông tin trong đơn đề nghị mua phải khớp nhau.)
Số lượng hóa đơn bán hàng bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh lần đầu sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.
Hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp từ lần hai trở đi
Từ lần hai, hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn
- Giấy ủy quyền của giám đốc
- Chứng minh thư của người mua
- Sổ mua hóa đơn (được phát khi mua lần đầu)
- Quyển hóa đơn mua trước liền kề (quyển hóa đơn sắp hết mà doanh nghiệp đang sử dụng).
- Dấu mộc vuông
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết “Hóa đơn trực tiếp tính thuế như thế nào theo quy định mới?” của Luật sư X. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến: dịch vụ thành lập công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, công chứng ủy quyền tại nhà, hợp pháp hóa lãnh sự, giá thu hồi đất …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Tất cả hóa đơn mua từ Cơ quan thuế đều đã được Cơ quan thuế thông báo phát hành. Chính vì vậy doanh nghiệp không cần làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn nữa.
Doanh nghiệp có thể tiến hành sử dụng hóa đơn đó ngay trong ngày.
Người có nhu cầu nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp.
Trước khi mua hóa đơn doanh nghiệp sẽ phải đóng dấu: Tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn.