Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như thế nào năm 2023?

bởi Thanh Loan
Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như thế nào năm 2023?

Hiện nay, với sự hội nhập kinh tế xã hội quốc tế, lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều nên nước ta có những quy định về thuế, trình tự, thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu một số hàng hóa, dịch vụ thì ngoài thuế nhập khẩu, doanh nghiệp còn phải nộp thuế GTGT của hàng hóa. Khoản thuế này được giảm tương ứng dựa trên các khoản thuế đã nộp trong kỳ báo cáo hoặc, trong một số trường hợp nhất định, được trả lại cho công ty. Vậy hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như thế nào năm 2023? Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ hướng dẫn cách hoàn thuế, bạn đọc tham khảo nhé!

Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?

Đối với các hàng hóa nhập khẩu (NK) thì thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu là số tiền thuế tính được dựa trên tổng giá trị của lô hàng nhập khẩu, đã bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Điều kiện được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu

Căn cứ Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về thuế GTGT, quy định.

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng…”.

Các trường hợp hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu

  • Hàng hóa nhập khẩu doanh nghiệp nộp thừa, nộp nhầm thuế.
  • Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu.
  • Hàng hóa nhập khẩu để gia công sản xuất hàng xuất khẩu.

Quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu sau đó tiêu dùng trong nước

Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư 219/2013, hiện nay hàng nhập khẩu hay sản xuất, kinh doanh tiêu dùng trong nước không thuộc trường hợp được hoàn thuế nữa mà số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ còn dư sẽ được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo.

Mặc dù các trường hợp hoàn thuế GTGT bị hạn chế, nếu cá nhân, tổ chức khi nhập khẩu đã nộp nhiều hơn số thuế phải nộp hoặc nộp nhầm thuế GTGT cho hàng hóa thuộc diện hàng không chịu thuế thì sẽ được Nhà nước hoàn trả thuế theo quy định.

Hàng hóa nhập khẩu doanh nghiệp nộp thừa, nộp nhầm thuế

Theo Khoản 2 Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC, tiền thuế nộp thừa, nộp nhầm của doanh nghiệp sẽ được giải quyết theo trình tự:

  • Bù trừ tự động với tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc phải nộp của cùng loại thuế.
  • Bù trừ tự động với tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc phải nộp của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế quy định trong mục lục NSNN.

Sau khi bù trừ tự động theo thứ tự trên mà vẫn còn dư tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì tiến hành lập hồ sơ hoàn thuế để đề nghị được hoàn trả thuế theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu

Khoản 6 Điều 1 Nghị định 100/2016-NĐ/CP quy định: Trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu luôn nhưng hoạt động xuất khẩu không diễn ra trên địa bàn hoạt động hải quan theo quy định thì doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu để gia công sản xuất hàng xuất khẩu

Nhiều doanh nghiệp hiện nay có nguyên – vật liệu đầu vào là hàng nhập khẩu nên cần tính đến việc hoàn thuế cho loại hàng này. Hoàn thuế hàng nhập để gia công hàng xuất khẩu chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: DN nhập khẩu để gia công theo hợp đồng đã ký kết với bên nước ngoài.

Trường hợp 2: DN nhập khẩu để gia công không theo hợp đồng đã ký kết với bên nước ngoài.

Vì hàng hóa nhập khẩu để gia công sản xuất không nằm trong quy định tại hợp đồng đã ký kết với nước ngoài không thuộc diện không chịu thuế nên DN phải tiến hành kê khai và nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu như bình thường, khi DN xuất khẩu chịu thuế suất 0% thì sẽ được hoàn thuế GTGT khâu xuất khẩu theo đúng quy định của Pháp luật

Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như thế nào năm 2023?
Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như thế nào năm 2023?

Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như thế nào năm 2023?

Hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu

Hồ sơ hoàn thuế GTGT theo Điều 49 Thông tư 156/2013/TT-BTC bao gồm:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước mẫu số 01/ĐNHT (ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC)
  • Phô tô tất cả các tờ khai thuế GTGT hàng tháng, quý, kèm theo bảng kê
  • Lập bảng kê tất cả các hoá đơn lớn hơn 20 triệu thanh toán qua ngân hàng

Thủ tục hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu

Đối với hồ sơ giấy

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định đề nghị hoàn thuế bằng hồ sơ giấy như sau:

  • Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế bằng giấy tại cơ quan thuế, công chức thuế kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, công chức thuế đề nghị người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, công chức thuế gửi Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 01/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế và ghi sổ nhận hồ sơ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
  • Trường hợp người nộp thuế gửi hồ sơ qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ hồ sơ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế gửi Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 02/TB-HT hoặc Thông báo về việc hồ sơ không đúng thủ tục theo mẫu số 03/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế.

Đối với hồ sơ điện tử:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định đề nghị hoàn thuế bằng hồ sơ điện tử như sau:

  • Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua các Cổng thông tin điện tử khác theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
  • Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử của người nộp thuế được thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 27 Thông tư này (sau đây gọi là cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế) trả Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong trường hợp hồ sơ không thuộc diện được hoàn thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua các Cổng thông tin điện tử khác nơi người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như thế nào năm 2023?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hoàn thuế giá trị gia tăng cho những dự án đầu tư như thế nào?

Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng căn hộ để bán) trong cùng một tỉnh thành, đang trong giai đoạn đầu tư. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc kê khai riêng với dự án đầu tư. Tiến hành kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án để bù trừ cho việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang tiến hành.
Lưu ý, số thuế GTGT được kết chuyển tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Đối tượng nào sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng?

1. Các cơ sở kinh doanh nếu như nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì sẽ được hoàn thuế GTGT nếu như trong ba tháng liên tục trở lên mà có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp khác là các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Nhưng có dự án đầu tư mới và đang trong giai đoạn đầu tư. Mà có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá và dịch vụ mua vào sử dụng cho việc đầu tư. Nhưng lại chưa được khấu trừ hết còn lại thuế từ hai trăm triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng mà có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đi. Nếu như có số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì cũng được hoàn thuế GTGT theo tháng.
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà được hoàn thuế GTGT khi: chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, tách, chia giải thể, phá sản và chấm dứt hoạt động mà có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
4. Cơ sở kinh doanh có được quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm