Thương nhân nước ngoài ngày càng trở thành một chủ thể phổ biến trong các hoạt động thương mại diễn ra tại Việt Nam. Để đảm bảo các hoạt động thương nhân mại của thương nhân nước ngoài được diễn ra hiệu quả, không gặp phải những trở ngại pháp lý thì việc nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề này là yếu tố quan trọng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài cần được sự cho phép của những cơ quan nào? Và khi nào thì hoạt động thương mại này chấm dứt thông qua tình huống sau đây: “Đối thủ cạnh tranh chính của công ty tôi hiện nay là một công ty nước ngoài, qua những thông tin có được, tôi nghi ngờ công ty nước ngoài này hiện không được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam nhưng vẫn tiến hành các giao dịch thương mại. Luật sư có thể cho tôi biết cơ quan nào có thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam? Khi nào thì hoạt độngt hương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt?”
Căn cứ pháp lý
Thương nhân nước ngoài là gì?
Luật thương mại hiện nay công nhận và có những quy định điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài Việt Nam.
Thương nhân theo khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005 được hiểu làbao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 điều 16 Luật Thương mại 2005là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Thương nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam khi tiến hành các hoạt động thương mại sau đây:
– Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật thương mại Việt Nam
– Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật thương mại Việt Nam
Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cho phép thương nhân nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam bao gồm:
– Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài
Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
– Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
– Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
– Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
– Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.
– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
– Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.
– Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.
– Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
– Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có! Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam chấm dứtKhi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;