Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có được chấp nhận không?

bởi Quỳnh
Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có được chấp nhận không?

Hôn nhân đồng giới không còn là vấn đề quá xa lạ trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, việc công nhân quan hệ kết hôn đồng giới ở Việt Nam vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mặc dù không cấm nhưng cũng không công nhận quan hệ hôn nhân này. Do đó, việc nên hay không nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Bộ phận hỏi đáp luật hôn nhân của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Hôn nhân đồng giới là gì?

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam; hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương; sự đồng cảm, ấm áp; và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.

Pháp luật Việt Nam quy định về hôn nhân đồng giới như thế nào?

Thứ nhất: Không cấm kết hôn đồng giới nhưng không thừa nhận

Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Không chỉ vậy, Khoản 5 Điều 3 Luật này quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới; sống chung với nhau như vợ chồng; nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Khi đó, hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sẽ không tồn tại; và không được pháp luật thừa nhận; nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng…

  • Về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý; không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái; cấp dưỡng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại.
  • Về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng; nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.

Đồng thời, Nghị định 82/2020/NĐ-CP cũng quy định những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt nhằm đồng bộ việc “không thừa nhận mà không còn cấm” tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Thứ hai: Có được kết hôn với người đã chuyển giới không?

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

“Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.”

Căn cứ vào quy định này, sau khi chuyển đổi giới tính, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.

Như vậy, sau khi chuyển giới; đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển; và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.

Hiện nay, quy định về kết hôn đồng giới tại Việt Nam đã mở hơn rất nhiều. Mặc dù không còn cấm nhưng Việt Nam cũng không công nhận mối quan hệ này.

Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có nên được hợp pháp hóa hay không?

Có thể thấy, việc không thừa nhận nhưng cũng không cấm hôn nhân đồng giới; đã thể hiện sự khéo léo của Chính phủ trong việc hạn chế những cuộc tranh cãi gay gắt không đáng có trong xã hội.

Về góc độ pháp lý, để có thể hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cần phải bổ sung; và hoàn thiện hơn nữa về các quy định của pháp luật có liên quan; đến các vấn đề về quan hệ vợ chồng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ tài sản; và các vấn đề khác được quy định trong các chế định về hôn nhân và gia đình. Có như vậy mới có thể bảo đảm quyền lợi tối đa cho mọi người.

Về góc độ cá nhân, tôi hoàn toàn ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Bởi vì hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thể hiện sự bình đẳng giữa các cá nhân; đề cao nhân quyền. Hôn nhân là mục tiêu của nhiều người; và đối với những người đồng giới cũng vậy. Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cho thấy sự tiến bộ của đại bộ phận người dân trong xã hội trong việc nhìn nhận; đánh giá; chia sẻ; cảm thông với những người xung quanh. Yêu ai và kết hôn với ai là mong muốn riêng biệt của mỗi người; chúng ta không thể tước đi quyền tự do đó của họ.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hôn nhân: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Việt Nam có cho phép chuyển giới không?” answer-0=”Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. 2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.” ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Việc đăng ký lại giới tính sau khi chuyển giới như thế nào?” answer-0=”Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan (Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015).” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người đồng tính có được kết hôn với nhau không?” answer-0=”Hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm