Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào?

bởi Anh
Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào

Việc ly hôn hiện nay đã dần trở nên phổ biến và không khiến cho người ta cảm thấy quá tiêu cực khi được đề cập đến. Có nhiều hình thức ly hôn khác nhau và cách giải quyết khác nhau phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Một trong những vấn đề được người ta đề cập đến khá nhiều trong ly hôn đó là phân chia tài sản trong hôn nhân. Nhiều nơi để có thể thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng hơn thường đưa ra các phương án là phân chia tài sản sau khi đã ly hôn. Vậy việc phân chia tài sản sau khi đã ly hôn này được quy định như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào?” dưới đây của chúng tôi để có thể có thêm những thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Khi ly hôn một trong những vấn đề bạn nên lưu ý đó là vấn đề liên quan đến tài sản. Tài sản trong hôn nhân được phân chia thành tài sản chung và tài sản riêng. Nhưng trong cuộc sống thường ngày việc có thể phân định rõ ràng được tài sản chung và tài sản riêng là việc làm rất khó và nhiều người vì không thể phân định được những tài sản này dẫn đến việc chịu nhiều khó khăn và thiệt thòi khi phân chia tài sản trong hôn nhân. Vậy Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng như thế nào? Và nguyên tắc phân chia tài sản trong hôn nhân hiện nay được quy định như thế nào?

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Chia tài sản chung khi ly hôn trong một số trường hợp

Sẽ có khá nhiều những trường hợp để phân chia tài sản chung trong hôn nhân. Và đối với mỗi trường hợp khác nhau thì tài sản sẽ được phân chia khác nhau. Một trong những trường hợp phổ biến khi phân chia tài sản trong hôn nhân khi ly hôn đó là bạn sống chung với gia đình chồng hoặc gia đình vợ sau đó phân chia tài sản. Trường hợp này bạn cần làm rõ những tài sản bạn tạo lập là do gia đình chuyển nhượng hay do hai vợ chồng cùng làm ra. Bên cạnh đó những chi phí cho cuộc sống của trường hợp này cũng khó mà phân định được rõ ràng.

Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

* Chia quyền sử dụng đất là tài sản riêng:

Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

* Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

– Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

– Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định trên;

– Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

* Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Mời bạn xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào
Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào

Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào?

Khi bạn quyết định lựa chọn ly hôn sẽ có hai mốc thời gian để thực hiện chia tài sản cho bạn lựa chọn. Nếu bạn và người chồng/vợ có thể thoả thuận được việc chia tài sản này thì vấn để chia tài sản có thể thực hiện trong thời gian ly hôn. Nhưng nếu bạn và đối phương không thể thực hiện chia tài sản được và cần có một bên thứ ba hỗ trợ những không muốn kéo dài khoảng thời gian ly hôn thì bạn có thể thực hiện chia tài sản sau khi đã thực hiện ly hôn xong.

Khi ly hôn bạn được quyền

  • Yêu cầu Tòa án phân chia tài sản đồng thời với quá trình giải quyết ly hôn
  • Hoặc chọn việc khởi kiện chia tài sản sau khi việc ly hôn đã được giải quyết: Trường hợp này pháp luật không giới hạn thời hiệu khởi kiện trong bao lâu, nên bất cứ thời điểm nào bạn cũng được quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản.

Do đó căn cứ vào việc bạn muốn ly hôn nhanh, hay bạn muốn khi ly hôn phải chấm dứt hoàn toàn mối liên hệ với đối phương để sau này không phải trở lại vấn đề này nữa để từ đó xác định việc “có nên yêu cầu chia tài sản khi ly hôn không?” hay tách việc chia tài sản chung vợ chồng thành một việc độc lập để sau này yêu cầu phân chia sau.

  • Phương thức chia tài sản khi ly hôn

Tài sản chung vợ chồng được định đoạt: (i) Theo ý chí chung của vợ chồng nếu đồng thuận; (ii) Theo quy định pháp luật nếu vợ chồng không đồng thuận. Đây cũng là hai phương thức phân chia tài sản chung vợ chồng hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.

  • Yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung

Vợ chồng khi đồng thuận việc phân chia tài sản chung có thể thực hiện công chứng văn bản phân chia tài sản chung vợ chồng. Lưu ý: Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung chỉ bắt buộc công chứng nếu tài sản là bất động sản, các trường hợp còn lại không nhất thiết phải công chứng, chứng thực.

  • Yêu cầu Tòa án chia tài sản chung vợ chồng

Khi vợ hoặc chồng muốn phân chia tài sản chung vợ chồng như hai bên có sự bất đồng thì được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung. Bản án/ quyết định có hiệu lực của Tòa án là căn cứ phân chia tài sản vợ chồng hợp pháp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềTài sản sau hôn nhân chia như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đơn yêu cầu chia tài sản sau ly hôn trình bày như thế nào?

Tài sản chung vợ chồng chưa được phân chia khi giải quyết ly hôn, tài sản không yêu cầu phân chia khi ly hôn, thì sau khi ly hôn vợ hoặc chồng được quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung vợ chồng. Đơn yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng sau ly hôn trình bày theo mẫu đơn khởi kiện thông thường.

Việc cần làm trước khi gửi yêu cầu phân chia tài sản chung?

Khi giải quyết thủ tục ly hôn tại Tòa án, ai là người đưa ra yêu cầu phân chia tài sản người đó sẽ phải đóng án phí. Trường hợp việc phân chia tài sản phải gắn với việc định giá tài sản thì bạn sẽ phải đóng thêm phí định giá tài sản yêu cầu phân chia. Như vậy với một căn nhà giá trị 1 tỷ đồng mức án phí bạn phải nộp đã hết khoảng 50 triệu đồng. Do đó trước khi đưa ra yêu cầu phân chia tài sản bạn hãy tự mình làm những tác vụ sau:
Một là trích lục thông tin quyền sở hữu tài sản để xác minh đó là tài sản chung vợ chồng hay tài sản riêng. Mình sẽ chỉ yêu cầu Tòa phân chia khi đó là tài sản chung đồng thời tài sản đó không phải do bạn đang quản lý.
Hai là tìm hiểu phương thức phân chia tài sản có lợi cho bạn. Trường hợp tài sản không thể phân chia về mặt cơ học (Ví dụ nhà đất diện tích dưới 60m, ô tô) thì nên lường trước đến yếu tố người đang quản lý tài sản, và vai trò của tài sản đối với thu nhập của các thành viên trong gia đình để đưa ra yêu cầu hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm