Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đinh Mạnh, hiện tại tôi được một người anh họ thuê về làm sửa chữa máy móc ô tô trong khoảng 4 tháng bởi thợ chính của xưởng anh đang bị gãy tay điều trị trong viện. Anh có hứa với tôi sẽ trả cho lương 4 tháng như bình thường cộng thêm một khoản thưởng nữa. Tuy nhiên tôi băn khoăn rằng liệu lời anh nói như vậy có giá trị hay không khi mà không cần ký kết một hợp đồng gì. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi hợp đồng bằng văn bản luôn có giá trị hơn hợp đồng miệng không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Hợp đồng bằng văn bản luôn có giá trị hơn hợp đồng miệng?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Lao động 2019
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, văn bản hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.
Giao dịch nào bắt buộc phải lập hợp đồng bằng văn bản?
Căn cứ tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”
Tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
“Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Như vậy, pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định trường hợp cụ thể nào bắt buộc phải ký hợp đồng và ký hợp đồng theo hình thức nào (bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể). Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở cho doanh nghiệp xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.
Mặt khác, vẫn có một số trường hợp yêu cầu phải có hợp đồng như việc phát sinh về hoạt động mua bán hàng hóa phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Mua bán ô tô, mua bán nhà,… Lúc này, các bên phải lập hợp đồng mới tiến hành thủ tục chuyển nhượng được.
Hợp đồng bằng văn bản luôn có giá trị hơn hợp đồng miệng?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Như vậy, tại điều luật này, đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng lao động bằng lời nói. Tuy nhiên chỉ đối với những hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng và trừ các trường hợp khác theo quy định. Pháp luật vẫn đề cao hợp đồng bằng hình thức văn bản hơn thay vì giao kết bằng hợp đồng miệng.
Trường hợp người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người sử dụng lao động không thực hiện giao kết hợp đồng theo đúng quy định như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;
…”
Như vậy, trong trường hợp không thực hiện giao kết bằng hợp đồng bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động.
Lưu ý mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, với tổ chức vi phạm mức phạt bằng 2 lần mức phạt với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Ngoài ra, trường hợp vi phạm thì còn bị buộc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động theo đúng quy định.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng bằng văn bản luôn có giá trị hơn hợp đồng miệng?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về mã số thuế cá nhân,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu phụ lục hợp đồng thuê đất năm 2023
- Hợp đồng giả cách là gì theo quy định pháp luật 2023?
- Hợp đồng bảo hiểm có được chuyển giao không năm 2023
Câu hỏi thường gặp
+ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong văn bản hợp đồng, có thể là sự giao kết giữa hai bên hoặc giữa nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý chí của Nhà nước.
+ Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng.
+ Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.
+ Mục đích của văn bản hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
– Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
– Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng lao động đã hết hiệu lực thì không được ký phụ lục hợp đồng để gia hạn hợp đồng.
Tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
(1) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
(2) Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
(3) Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
(4) Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
(5) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
(6) Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.