Trong thực tế ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì khi các mối quan hệ về tài sản, cũng như các mối quan hệ về nhân thân càng ngày càng phát triển trong xã hội dân sự, hơn nữa một sự nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng như vấn đề thuê nhân lực để phục vụ cho việc phát triển tài sản của mình cũng ngày càng phát triển theo. Khi ý chí của các bên trong việc trao đổi đó gặp nhau ở một số điểm nhất định, họ muốn tiến tới thực hiện ý chí của nhau ở những điểm trùng lặp đó.
Nhưng việc đơn thuần để tiến hành những điểm chung đó là chưa đủ, cần có một cơ chế để giúp việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau khi họ thực hiện ý chí của mình, và từ đó hợp đồng ra đời. vậy hợp đồng là gì? Pháp luật quy định như thế nào về các loại hợp đồng? Hợp đồng bảo hiểm không có dấu đỏ quy định như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.
Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đối tượng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ kí của bên mua bảo hiểm là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm. Thời gian đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kì. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm và của bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm quy định tại Điều 574 Bộ luật dân sự năm 2005.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào hợp đồng khác.
Tính chất hợp đồng bảo hiểm không có dấu đỏ
Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự, ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh tế – kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ thể như sau:
- Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội.
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưởng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.
- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào.
- Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự – thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự; (hội tương hỗ) hay thương mại (công ty bảo hiểm). Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự – thương mại hỗn hợp.
Quy định về hợp đồng bảo hiểm không có dấu đỏ
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty; hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định; tại Điều lệ công ty hoặc quy chế của doanh nghiệp. Đối với hợp đồng mua bán; của công ty pháp luật không đề cập hợp đồng nào cần có đóng dấu của công ty. Do đó, trong hợp đồng có giá trị pháp lý; mà không cần đóng dấu của công ty, miễn là nội dung; và hình thức tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, giả sử trường hợp; trong hợp đồng có nhiều trang, trong khi người đại diện theo pháp luật; chỉ ký ở trang cuối mà không có dấu giáp lai giữa các trang; thì nội dung tại các trang hợp đồng không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật sẽ dễ xảy ra tranh chấp.
Ngoài ra lưu ý các bên trong hợp đồng cần thận trọng hơn khi giao kết để đảm bảo; hợp đồng mà mình ký kết với đối tác đã được ký bởi người có đủ thẩm quyền. Quan trọng nhất là xem xét mặt thẩm quyền người ký kết, có phải; là người đại diện hợp pháp hay không. Doanh nghiệp sẽ không thể chỉ dựa vào “con dấu”; mà cần phải kiểm tra xác nhận thông tin hợp pháp khác.
Hợp đồng bảo hiểm không có dấu đỏ có hiệu lực không?
Hiện nay không có quy định cụ thể nào chỉ rõ một hợp đồng bảo hiểm; không được đóng dấu của người đại diện thì hợp đồng có giá trị pháp lý không? Tuy nhiên, để hợp đồng bảo hiểm có giá trị thì bắt buộc phải có chữ ký của người đại diện công ty, vì họ có trách nhiệm đảm bảo lợi ích doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng và phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót xảy ra.
Nếu chữ ký là dấu khắc hoặc chữ ký photo sẽ không phải; là bằng chứng đảm bảo giao dịch đó do người đại diện công ty bảo hiểm; trực tiếp xác nhận và văn bản hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm; cần phải đảm bảo những điều như sau:
+ Hình thức của hợp đồng bảo hiểm được quy định theo Điều 57; của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm; là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.”
Nếu chữ ký là dấu khắc hoặc chữ ký phô tô sẽ không phải là bằng chứng đảm bảo đó là giao dịch do đích thân người đại diện của pháp nhân đó trực tiếp xác lập và khi không xác định được giao dịch đó có được xác lập bởi người đại diện hợp pháp hay không thì văn bản hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Hợp đồng bảo hiểm không có dấu đỏ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; muốn giải thể công ty tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
Đối tượng bảo hiểm;
Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
Thời hạn bảo hiểm;
Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
Các quy định giải quyết tranh chấp;
Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Hợp đồng bảo hiểm con người;
Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm.
Phí bảo hiểm:
+ Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.
+ Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ.
+ Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng chấm dứt.