Trong đời sống xã hội hiện đại, có rất nhiều dịch vụ được cung cấp tới người tiêu dùng dưới dạng hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, một số ví dụ có thể kể đến như các hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông (điện thoại, internet…), truyền hình trả tiền, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ phòng tập gym, yoga,… hay các hợp đồng cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế như khóa học ngoại ngữ, gói dịch vụ khám sức khỏe theo năm, gói dịch vụ tiêm chủng… Vậy, hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là gì?
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục đang là một trong những loại hợp đồng dịch vụ phổ biến trong thời đời sống xã hội phát triển như hiện nay. Đây là loại hợp đồng mà bất cứ ai cũng từng sử dụng ít nhiều vì sự tiện lợi của nó. Vậy, loại hợp đồng này là gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Theo Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, giao kết từ xa, bán hàng tận cửa như sau: “Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.”
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, các hợp đồng cung cấp dịch vụ giao kết với người tiêu dùng có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn thì đều được coi là hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
Do hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là một hình thức hợp đồng dịch vụ phổ biến trong đời sống, pháp luật cũng nhất thiết phải có các quy định đáp ứng và điều chỉnh hiệu quả được hoạt động này trong đời sống. Việc có quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này sẽ giúp các bên trong hợp đồng tránh xảy ra rủi ro khi thực hiện hợp đồng. Theo đó, khi tham gia giao kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, người tiêu dùng cần lưu ý về quy định của pháp luật về loại hợp đồng này như sau:
Thứ nhất, về hình thức của hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục: Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản.
Thứ hai, về các nội dung tối thiểu của hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục: Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung sau:
– Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;
– Mô tả dịch vụ được cung cấp;
– Chất lượng dịch vụ;
– Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;
– Cách thức tính phí, giá dịch vụ;
– Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.
Thứ ba, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục của người tiêu dùng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục tại bất kỳ thời điểm nào và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, người tiêu dùng chỉ phải thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng .
Thứ tư, về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục: Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, trong hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải có những nghĩa vụ sau:
– Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, không được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán bất kỳ khoản tiền nào trước khi dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng;
– Không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng. Trường hợp cần sửa chữa, bảo trì hoặc vì lý do nào khác bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày dừng cung cấp dịch vụ;
– Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết với người tiêu dùng;
– Trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải kịp thời kiểm tra, giải quyết.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục có những nội dung gì?
Để xác lập quan hệ cung cấp dịch vụ liên tục, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cần phải xác lập Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục. Hợp đồng này được xác lập bằng văn bản bao gồm những nội dung nhất định theo như quy định của pháp luật. Những nội dung này được quy định tại Khoản 1, Điều 18, Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về nội dung hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;
b) Mô tả dịch vụ được cung cấp;
c) Chất lượng dịch vụ;
d) Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;
đ) Cách thức tính phí, giá dịch vụ;
e) Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.
Theo quy định trên, hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung sau:
-Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;
– Mô tả dịch vụ được cung cấp;
– Chất lượng dịch vụ;
– Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;
– Cách thức tính phí, giá dịch vụ;
– Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.
Sự khác nhau giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại
Bản chất của hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là một hợp đồng dịch vụ. Theo Điều 513, 514 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Vậy loại hợp đồng này có những điểm giống và khác như thế nào so với hợp đồng thương mại? Hãy cùng đọc phần dưới đây để giải đáp vấn đề này nhé.
Tiêu chí | Hợp đồng dịch vụ | Hợp đồng thương mại |
Luật áp dụng | Bộ luật Dân sự 2015 | Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015- Ưu tiên áp dụng quy định của Luật Thương mại- Trường hợp Luật Thương mại không quy định hoặc quy định không rõ ràng thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự |
Chủ thể | Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân) | Thương nhân hoạt động thương mại hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thương mạiNhư vậy, ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân |
Mục đích | Mục đích là cung cấp dịch vụ | Nhằm mục đích sinh lợi |
Hình thức giao kết | Lời nói, hành vi, văn bản. Chủ yếu là bằng văn bản | Lời nói, hành vi, văn bản. Có những hợp đồng pháp luật quy định bắt buộc bằng văn bản. Các hình thức như fax, telex và thư điện tử được xem là văn bản |
Hợp đồng dịch vụ | – Hợp đồng mua bán hàng hoá- Hợp đồng đại lý- Hợp đồng đại diện- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại- Hợp đồng cung ứng dịch vụ | |
Nội dung hợp đồng | Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:- Đối tượng của hợp đồng là công việc có thể thực hiện được- chất lượng;- Giá, phương thức thanh toán;- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;- Quyền, nghĩa vụ của các bên;- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;- Phạt vi phạm hợp đồng;- Các nội dung khác | Có một số điều khoản mà hợp đồng không có như:- Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng;- Điều khoản vận chuyển hàng hóa;- Điều khoản bảo hiểm;… |
Cơ quan giải quyết tranh chấp | Toà án | – Toà án- Trọng tài |
Phạt vi phạm hợp đồng | Do các bên thoả thuận | Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.Luật Thương mại 2005 quy định tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định. |
Mời bạn xem thêm:
- Thuế GTGT dịch vụ công nghệ thông tin tính như thế nào?
- Trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình chuẩn nhất
Thông tin liên hệ
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục“. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 54 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, thương nhân yêu cầu người tiêu dùng thanh toán tiền trước khi dịch vụ liên tục được cung cấp bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không có thỏa thuận liên quan đến việc thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ.
Lưu ý mức phạt này chỉ áp dụng cho thương nhân là cá nhân yêu cầu người tiêu dùng thanh toán tiền trước khi dịch vụ liên tục được cung cấp mà không có thỏa thuận về thanh toán trước.
Đối với thương nhân là tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Theo đó, về hình thức của hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản.
=> Như vậy, theo quy định này thì hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản.