Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định?

bởi Ngọc Gấm
Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định?

Chào luật sư, do ba tôi đã già yếu không thể thực hiện nhiều thục tục pháp lý trong công ty nên ba tôi đã nhờ luật sư để làm các thủ tục ủy quyền cho tôi thay mặt ba tôi quyết định một sô vấn đề về mặt đầu tư xây dựng của công ty. Theo như tôi được biết trước đó, bất kỳ hợp đông nào cũng có thời hạn và kể cả hợp đồng ủy quyền. Chính vì thế luật sư cho tôi hỏi hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định?

Để trả lời cho câu hỏi này, LSX mời bạn tham khảo bài viết “Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định?” của chúng tôi.

Những trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Hiện nay theo quy định của pháp luật hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt khi hợp đồng ủy quyền hết thời hạn được ủy quyền và hai bên trong mối quan hệ ủy quyền không có nhu cầu gia hạn tiếp. Bên cạnh trường hợp trên, thì pháp luật cũng có sự mở trọng và cho phép một trong hai bên có quyền được đơn phướng chấm dứt hợp đồng ủy quyền, kể từ khi pháp sinh việc đơn đơn chấm dứt hợp đồng ủy quyền đã dẫn đến hợp đồng cũng không còn hiệu lực trên thực tế.

Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

“Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”

Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định?

Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định? Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi hai bên không có nhu cầu sử dụng ủy quyền khi hợp đồng hết hạn hoặc khi có một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng ủy quyền sẽ hết hiệu lực pháp luật. Chính vì thế khi có nhu cầu sử dụng lâu dài hơn thì khi hết hạn hợp đồng ủy quyền các bên nên làm phụ lục gia hạn hợp đồng.

Một số lưu ý đối với hợp đồng ủy quyền

Theo quy định tại Điều 565 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên được uỷ quyền như sau:

“1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền.

5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.”

Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định?
Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định?

Theo quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên uỷ quyền như sau:

“1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc.

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.”

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nói chung và đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền nói riêng là một trong những quyền cơ bản được pháp luật Việt Nam cho phép. Chính vì thế khi có nhu cầu muốn chấm dứt hợp đồng ủy quyền, một trong các bên nên có sự thông báo với bên còn lại về việc mình muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng pháp luật để quyền lợi của các bên không bị ảnh hưởng.

Theo quy định tại Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền như sau:

“1. Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.
Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có.”

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào theo quy định?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quyền của bên được uỷ quyền?

1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.
2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Quyền của bên uỷ quyền>

1. Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền.
2. Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

Ủy quyền lại cho người khác như thế nào?

– Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
+ Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
+ Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
– Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm