Hợp đồng ủy thác quản lý vốn chuẩn quy định

bởi Nguyen Duy
Hợp đồng ủy thác quản lý vốn

Trong kinh doanh việc ủy thác vốn là một trong những hoạt động phổ biến hiện nay, có thể áp dụng cho hầu hết các ngành nghề kinh doanh. Khi đó, các bên kinh doanh có thể lập hợp đồng ủy thác quản lý vốn hay còn gọi là ủy thác đầu tư để bên nhận tiến hành hoạt động đầu tư sinh lợi nhuận từ số vốn đó. Vậy hợp đồng ủy thác quản lý vốn năm 2023 ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau.

Hợp đồng ủy thác quản lý vốn nghĩa là gì?

Hiện nay chúng ta có thể nghe nhiều về hình thức ủy thác quản lý vốn hay còn được gọi là ủy thác đầu tư, đây là hoạt động phổ biến có thể áp dụng cho hầu hết các ngành nghề của các doanh nghiệp kinh doanh. Trong đó, bên giao vốn đầu tư sẽ tiến hành ủy thác một số vốn nhất định cho bên nhận vốn bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi.

Trong hợp đồng ủy thác quản lý vốn thì bên giao vốn được gọi là bên ủy thác và bên nhận vốn đầu tư để thực hiện các công việc trong hợp đồng được gọi là bên nhận ủy thác.

Theo quy định của Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy có thể hiểu hợp đồng ủy thác quản lý vốn sẽ có nội dung cơ bản là bên nhận ủy thác sẽ nhân danh bản thân mình thực hiện các hoạt động đầu tư và nhận khoản phí ủy thác từ bên ủy thác. Còn bên ủy thác ngoài việc phải trả phí ủy thác thì họ sẽ phải chịu mọi rủi ro về kết quả thực hiện hoạt động đầu tư.

Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng ủy thác

Hợp đồng ủy thác được xây dựng dự trên những thỏa thuận của các bên tham gia ủy thác, cũng chính vì thế ngoài việc đảm bảo được không vi phạm các quy định pháp luật thì còn phải đảm bảo các điều khoản cơ bản của một hợp đồng ủy thác đúng chuẩn.

Một hợp đồng ủy thác quản lý vốn được ký kết yêu cầu bao gồm những điều khoản cơ bản sau đây:

  • Thông tin các bên trong hợp đồng: bao gồm những thông tin cơ bản và cần thiết của các cá nhân, tổ chức là các bên trong trong hợp đồng như tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đại diện hợp pháp…
  • Nội dung hợp đồng (ủy thác): Bao gồm các công việc cần thực hiện để đạt được mục đích hợp đồng, trong đó có nêu đối tượng thụ hưởng vốn đầu tư (VD: các dự án sản xuất, kinh doanh, tổ chức tín dụng nhận góp vốn…) và mục đích của việc ủy thác.
  • Số tiền và thời hạn ủy thác đầu tư: Số tiền ủy thác là tổng số vốn đưa cho bên nhận ủy thác để thực hiện công việc ủy thác đầu tư, còn thời gian ủy thác đầu tư được tính từ ngày bắt đầu ủy thác đến ngày hết hạn ủy thác (theo hai bên thỏa thuận).
  • Chi phí ủy thác đầu tư: có thể là phí môi giới, phí quản lý tài khoản đầu tư, phí hiệu suất, phí thường niên,… Mỗi công ty quản lý ủy thác sẽ có quy định riêng về việc thu phí nhà đầu tư.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác: bao gồm các quyền về yêu cầu thông tin nhằm giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc ủy thác và có nghĩa vụ thanh toán các chi phí cần thiết cho hoạt động ủy thác.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác: có quyền nhận phí ủy thác và từ chối các yêu cầu không liên quan đến hợp đồng ủy thác hay vi phạm pháp luật. Và có nghĩa vụ thực hiện đúng nội dung được ghi trong hợp đồng, thông báo nhanh chóng, kịp thời tình hình thực hiện công việc ủy thác.
  • Căn cứ pháp lý : Điều 5, Điều 6 và Điều 7 thông tư 30/2014/TT-NHNN ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư vốn năm 2023 chuẩn pháp lý

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [42.00 KB]

Rủi ro khi thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?

Hợp đồng ủy thác quản lý vốn

Như những hoạt động trong kinh doanh khác của các doanh nghiệp thì hợp đồng ủy thác vốn đầu tư cũng có thể ẩn chứa nhiều rủi ro khi ký kết, cũng chính vì thế các bên tham gia hoạt động cần lưu ý kỹ các điều khoản cũng như các rủi ro có thể xảy ra.

Cần lưu ý rằng, uỷ thác đầu tư (nhận vốn đầu tư) thuộc hoạt động kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Theo quy định hiện hành chỉ có các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ là những định chế tài chính trung gian được nhận ủy thác vốn của tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Ủy thác đầu tư mang đến sự tiện lợi, hiệu quả cho bên ủy thác khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên cũng có một số rủi ro nhất định

Rủi ro từ việc bên ủy thác không trực tiếp kiểm soát được nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp và cho bên nhận ủy thác. Tất cả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, mục đích đầu tư v.v. đều dựa trên lòng tin và những cơ chế pháp lý (bao gồm luật pháp quốc gia và thỏa thuận cổ đông). Bất kỳ việc không tuân thủ bởi bất kỳ bên nào cũng có thể dẫn tới việc bên ủy thác gặp những khó khăn trong việc thu hồi khoản vốn đầu tư.

Các trách nhiệm về thuế, nghĩa vụ tài chính v.v. của bên nhận ủy thác cũng như của doanh nghiệp do bên nhận ủy thác thành lập. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bên nhận ủy thác và doanh nghiệp do họ thành lập đều chỉ có thể vận hành, hoạt động một cách thuận lợi khi có nguồn tài chính hợp pháp từ bên ủy thác. Bất kỳ vấn đề gì phát sinh từ việc tài chính cho các hoạt động kinh doanh không như các bên dự kiến (mà nguyên nhân có thể từ một trong số các bên) đều có thể dẫn tới bên nhận ủy thác và/hoặc doanh nghiệp do họ thành lập phải chịu những trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Có thể nói, rủi ro lớn nhất trong hợp đồng uỷ thác đầu tư là thiếu cơ chế kiểm soát năng lực quản lý, không tách bạch nguồn vốn đầu tư, từ đó dẫn đến môi trường cho các hoạt động chiếm dụng vốn, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm… Do thiếu các quy định pháp luật về hoạt động uỷ thác đầu tư nên không tạo ra một hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ này; tạo ra những tiêu cực ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước và là mảnh đất cho các cá nhân lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt.

Để giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư, thông thường, các doanh nghiệp thường nhờ tới các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay còn chưa quy định chặt chẽ và xuất hiện nhiều kẽ hở trong quản lý hoạt động đầu tư ủy thác. Chỉ duy nhất trên thị trường chứng khoán, khái niệm ủy thác đầu tư mới được quản lý và kiểm soát. Tuy nhiên cũng chưa thật chặt chẽ.

Pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể và bộ luật Dân sự cũng không có quy định nào về hoạt động “uỷ thác đầu tư”, do vậy khi xảy ra tranh chấp giữa các bên sẽ căn cứ các quy định của hợp đồng và áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Như vậy, bên uỷ thác sẽ gặp nhiều bất lợi và thua thiệt vì pháp luật không có các quy định bảo vệ họ trong các quan hệ này.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng ủy thác quản lý vốn” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục đóng thuế đất hàng năm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện ký hợp đồng ủy thác đầu tư?

Ký hợp đồng ủy thác đầu tư cần tuân theo những điều kiện sau:
– Thực hiện ủy thác đầu tư trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh được phép đầu tư.
– Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn của bên ủy thác cho các hoạt động trái với mục đích, nội dung được quy định trong hợp đồng ủy thác.
– Hợp đồng ủy thác đầu tư được lập thành văn bản có xác nhận của các bên và phải tuân theo các pháp luật về nội dung của hoạt động ủy thác đầu tư.
– Hợp đồng ủy thác đầu tư có thể căn cứ dựa trên những quy định về luật đầu tư, luật dân sự, luật chứng khoán, văn bản pháp luật có liên quan khác.
– Chủ thể tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, có thẩm quyền để giao kết hợp đồng.

Mục đích của hợp đồng ủy thác?

– Hợp đồng ủy thác thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
– Hợp đồng ủy thác đầu tư;
– Hợp đồng ủy thác nhập khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
– Hợp đồng ủy thác quản lý dự án;
– Hợp đồng ủy thác gia công;
– Hợp đồng ủy khác đầu tư chứng khoán;
– Hợp đồng ủy thác quản lý, hợp đồng ủy thác quản lý vốn;
– Hợp đồng ủy thác thanh toán.

Nhận ủy thác đầu tư cá nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo đó cá nhân vẫn có quyền nhận ủy thác đầu tư khi có đủ các điều kiện luật định. Trường hợp cá nhân tự đứng ra nhận tiền ủy thác mà không thực hiện hợp đồng ủy thác hay có hành vi lẩn trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm hoàn lãi cho người ủy thác hoàn toàn có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi 2017, hay Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi 2017.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm