Hiện nay, các chế độ lương thưởng cho người lao động ngày càng được nâng cao. Việc nghỉ hằng năm của người lao động được thực hiện theo quy định trong lịch nghỉ hằng năm do người sử dụng lao động ban hành. Việc này do người sử dụng lao động quy định nhưng người sử dụng lao động nên tham khảo ý kiến của người lao động trước khi ban hành lịch nghỉ hàng năm. Trước khi muốn nghỉ phép thì người lao động cần viết đơn xin nghỉ gửi người quản lý của người lao động. Vậy Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty có nội dung như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Quy định về ngày nghỉ phép của người lao động
Ngày nghỉ phép năm của người lao động
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm (hay thường được gọi là ngày nghỉ phép năm) như sau:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trong trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Nghỉ phép có được hưởng lương hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65, Điều 66, Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nghỉ hàng năm như sau:
“Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
- Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
- Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt - Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
- Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
- Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác - Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.
- Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
- Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.”
Theo đó, trong trường hợp nghỉ phép năm sẽ vẫn được hưởng lương và cần phải có đơn xin nghỉ phép gửi người có thẩm quyền xét duyệt.
Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty
[1] Ghi cụ thể tên của Công ty mà người lao động xin nghỉ phép năm đang làm việc.
[2] Ghi cụ thể tên của Công ty mà người lao động xin nghỉ phép năm đang làm việc.
[3] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động xin nghỉ phép năm.
[4] Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động xin nghỉ phép năm.
[5] Ghi số điện thoại liên hệ của người lao động xin nghỉ phép năm.
[6] Ghi thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động xin nghỉ phép năm (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[7] Ghi tên của Công ty.
[8] Ghi thời gian người lao động muốn xin nghỉ phép.
[9] Ghi cụ thể số ngày người lao động xin nghỉ phép (Xem chi tiết số ngày phép năm mà người lao động nghỉ có hưởng lương tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
[10] Ghi lý do nghỉ phép (như là: Chăm sóc con ốm đau, đi du lịch, đi làm giấy tờ tùy thân,…).
[11] Ghi đầy đủ họ và tên của người nhận bàn giao công việc.
Lưu ý: Trường hợp vì đặc thù công việc (như cần bảo mật thông tin) nên không thể bàn giao cho người khác thì ghi rõ “Vì tính chất đặc thù của công việc nên không bàn giao”.
[12] Ghi thông tin vị trí làm việc hiện tại của người nhận bàn giao công việc (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[13] Điền tên của Công ty.
[14] Ghi tên của người nhận bàn giao công việc.
[15] Ghi cụ thể người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin nghỉ phép năm của Công ty.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hướng dẫn soạn mẫu đơn xin nghỉ phép công ty chi tiết” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.