Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe quân sự

bởi Nguyễn Tài
Giấy phép lái xe quân sự

Nếu bạn quan tâm đến chủ đề giấy phép lái xe đối với xe quân sự, bạn nên cập nhật những thông tin mới nhất để đảm bảo thông tin còn hiệu lực về mặt pháp lý. Giấy phép lái xe quân sự là giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp cho một số đối tượng nhất định để điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Chi tiết về quy định này được ban hành trong Thông tư 170/2021/TT-BQP.

Chính vì thế, LSX xin được hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe quân sự gửi tới quý bạn đọc.

Giấy phép lái xe quân sự là gì?

Như chúng ta đã biết, giấy phép lái xe quân sự khác với giấy phép lái xe thông thường. Giấy phép lái xe thông thường do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Còn đối với giấy phép lái xe quân sự sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp

Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 170/2021/TT-BQP

5. Giấy phép lái xe quân sự là giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp cho quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên chức quốc phòng và người lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng để điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.


Phân hạng giấy phép lái xe quân sự

Nếu giấy phép lái xe thông thường được phân thành 13 hạng thì giấy phép lái xe quân sự được phân thành 9 hạng. Về cơ sở đào tạo cũng có sự khác biệt. Đào tạo lái xe hạng A1, A2: Do cơ quan xe – máy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tại các đơn vị hoặc tại các cơ sở đào tạo lái xe thuộc cấp mình quản lý; Đào tạo lái xe các hạng A3, B2, C, D, E, F: Được tổ chức đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo lái xe quân sự theo quy định của pháp luật; Đào tạo lái xe hạng D, E, F: Tổ chức đào tạo theo hình thức nâng hạng.

Theo thông tư 170/2021/TT-BQP, giấy phép lái xe quân sự được phân hạng như sau:

Điều 6. Phân hạng Giấy phép lái xe quân sự

1. Hạng A1: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.

2. Hạng A2: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.

3. Hạng A3: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe có kết cấu tương tự; các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.

4. Hạng B2: Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe); ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

5. Hạng C: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô vận tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2.

6. Hạng D: Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C.

7. Hạng E: Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D.

8. Hạng Fc: Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc; đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng sơ mi rơ moóc.

9. Hạng Fx: Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để điều khiển xe xích kéo vũ khí, khí tài quân sự.

10. Người có Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D, E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo theo một rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc có trọng tải không quá 750 kg.


Điều kiện đối với người học lái xe quân sự

Không phải tất cả mọi người đều được học lái xe quân sự. Bởi đây là loại kỹ năng đặc thù, ngoài đào tạo kỹ năng các loại xe thông thường, còn có những loại xe đặc thù như xe xích kéo vũ khí, khí tài quân sự… Người đáp ứng các điều kiện để học bằng lái xe quân sự thường là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng

Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe quân sự

1. Là quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (đối với lao động hợp đồng chỉ đào tạo nâng hạng) có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.

2. Đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự phải có thời gian lái xe và số km lái xe an toàn như sau:

a) Từ hạng B2 lên hạng C, từ hạng C lên hạng D, từ hạng D lên hạng E: Có thời gian lái xe 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Từ hạng C lên hạng Fc, Fx: Có thời gian lái xe 02 năm trở lên và 30.000 km lái xe an toàn trở lên (trừ các trường hợp đào tạo chuyển tiếp từ hạng C lên hạng Fc hoặc Fx theo chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu);

c) Từ hạng B2 lên hạng D, từ hạng C lên hạng E: Có thời gian lái xe 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

3. Riêng đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự lên hạng D, hạng E: Ngoài các quy định tại các khoản 1, 2 Điều này phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe quân sự

Giấy phép lái xe quân sự là một loại giấy tờ quan trọng. Bởi vậy loại giấy phép này có rất nhiều ưu điểm và những ưu điểm đó thường bị những người có ý đồ xấu lợi dựng. Việc làm giả giấy phép lái xe cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự đều có. Thế nên, để tránh rơi vào những trường hợp xấu, quý bạn đọc nên tự trang bị cho mình cách tra cứu trực tiếp trên website chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Tra cứu trên trực tiếp trên website: https://gplx.gov.vn/

Bước 1: Truy cập link tra cứu: https://gplx.gov.vn/

Đây là trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc tra cứu GPLX, đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam – đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất.

Các website tra cứu GPLX khác đều không đảm bảo tính chính xác. Thậm chí còn có các web tra cứu giả do chính bên làm giả GPLX tạo ra để lừa người đăng ký làm GPLX mà không cần thi.

Giấy phép lái xe quân sự

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin

Tại Mục Tra cứu GPLX ở góc phía trên bên phải màn hình, nhập đầy đủ thông tin gồm:

Loại GPLX: Chọn mục tương ứng với GPLX đang cần kiểm tra:

+ GPLX PET (có thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

+ GPLX PET (không thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3.

+ GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Nếu bằng lái của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.

– Số GPLX: Là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE. Nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ (nếu có)

– Ngày/tháng/năm sinh:

+ GPLX PET: Nhập ngày sinh theo cú pháp: yyyyMMdd (nghĩa là năm – tháng – ngày viết liền nhau). Ví dụ: Sinh ngày 19/02/1993 thì nhập vào dãy số 19930219.

+ GPLX cũ: Chỉ cần nhập vào năm sinh. Ví dụ: Sinh ngày 20/11/1981 thì nhập vào số 1981.

– Nhập mã bảo vệ: Mã bảo vệ theo các ký tự hiển thị.

Bước 3: Ấn nút Tra cứu và kiểm tra thông tin

Hệ thống sẽ trả kết quả như sau:

– Trường hợp 1: Nếu hiện đầy đủ và đúng với thông tin về bằng lái xe tra cứu như họ tên, hạng xe số seri, ngày trúng tuyển, nơi cấp, ngày cấp và ngày hết hạn: GPLX thật.

– Trường hợp 2: Thông tin trả về không khớp với GPLX của bạn thì là GPLX giả.

– Trường hợp 3: Hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe quân sự“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng giấy phép lái xe giả có những hình phạt chính nào?

Hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ bị xử phạt theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe oto, máy kéo và các loại xe tương tự xe oto vi phạm, nếu vi phạm một trong các hành vi 
– Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với các loại xe đang điều khiển hay có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ thời điểm 03 tháng trở lên;
– Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hay sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xoá;

Không phải quân nhân có được học lái xe quân sự không?

Được nếu người đó là công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (đối với lao động hợp đồng chỉ đào tạo nâng hạng) có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm