Hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở được xếp loại hợp đồng dân sự, do đó hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở cũng đã mang bản chất của loại hợp đồng này. Cùng với đó, Hợp đồng sửa chữa nhà ở là sự thỏa thuận của những bên có liên quan về thực hiện công việc sửa chữa nhà ở. Trong đó, bên cải tạo, sửa chữa nhà ở sẽ phải thực hiện các công việc nhất định theo như đúng với thỏa thuận, sau đó nhận thù lao từ việc sửa chữa cải tạo nhà ở do bên có nhu cầu sửa chữa nhà ở chi trả. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định mẫu chung của Hợp đồng sửa chữa nhà ở, các bên có thể sử dụng mẫu có sẵn hoặc tự soạn thảo hợp đồng nhưng cần đảm bảo đủ yêu cầu dựa trên những điều luật mà pháp luật đã đề ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nội dung của hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở
– Thông tin của các bên trong hợp đồng sửa chữa nhà ở.
– Nội dung hợp đồng.
– Thời gian thực hiện việc sửa chữa nhà ở.
– Ngày khởi công thực hiện sửa chữa.
– Hình thức hợp đồng.
– Phương thức thanh toán hợp đồng.
– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa.
– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sửa chữa nhà ở.
– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở.
– Tiến độ thực hiện.
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng.
– Các sự kiện bất khả kháng.
– Hiệu lực hợp đồng.
Hướng dẫn soạn hợp đồng sửa chữa nhà ở
Hợp đồng sửa chữa nhà ở càng được quy định cụ thể, chi tiết bấy nhiêu thì càng thuận lợi cho việc thực hiện, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan của các bên trong hợp đồng.
Các chủ thể có thể soạn thảo hợp đồng sửa chữa theo hướng dẫn của chúng tôi dưới đây:
– Nêu rõ các thông tin bên chủ nhà, hay bên có nhu cầu sửa nhà ( Viết tắt bên A):
+ Họ và tên chủ nhà, người đại diện.
+ Địa chỉ thường trú.
+ Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân.
– Thông tin bên nhận sửa nhà ( Bên B):
+ Tên đơn vị, tên người đại diện nhận sửa nhà.
+ Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên hệ.
+ Mã số doanh nghiệp, mã số thuế.
+ Cách thức liên hệ: số điện thoại, email, fax.
+ Số tài khoản ngân hàng.
+ Người đại diện cho đơn vị, nhóm người, chức danh, địa chỉ cư trú.
– Nội dung hợp đồng: bao gồm thực hiện công việc sửa chữa nhà tại địa chỉ nào, sửa chữa phần nào, đáp ứng yêu cầu gì, vì dụ như tường nhà, sàn nhà, nhà vệ sinh, cửa nhà,…
– Thời gian thực hiện hợp đồng trong bao lâu, từ ngày nào đến ngày nào.
+ Ngày bắt đầu thực hiện sửa chữa nhà là khi nào, đến ngày nào thì hoàn thành.
– Hình thức hợp đồng là hợp đồng sửa chữa nhà ở.
– Phương thức thanh toán là tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán chia nhỏ thành các đợt hay 1 lần, mệnh giá là ngoại tệ hay VNĐ.
– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa: cần được quy định cụ thể theo thỏa thuận như: vật tư, thiết bị để sửa chữa nhà.
– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong: sẽ được bên chủ nhà theo dõi, giám sát, kiểm tra chất lượng sau khi thực hiện xong toàn bộ công đoạn sửa chữa hay 1 công đoạn nào đó trong sửa chữa.
Nhà ở được sửa chữa xong đảm bảo yêu cầu, được bảo hành trong thời gian như thế nào.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên ví dụ:
+ Bên A cung cấp đủ tài liệu, nội dung sửa chữa, kế hoạch, mục tiêu sửa chữa.
+ Yêu cầu bên B sửa lại cho phù hợp nội dung như đã thỏa thuận.
+ Thanh toán đủ số tiền cho bên B như đã thỏa thuận khi hoàn thành công việc .
+ Bên B đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ.
+ Bên B đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận.
+ Bên B chịu các trách nhiệm phát sinh khi không thực hiện đúng hợp đồng.….
– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở:
+ Quy định khối lượng công việc cụ thể.
+ Nếu như bên A yêu cầu thêm bên B phải trả thêm chi phí như thế nào.
– Tiến độ thực hiện:
+ Quy định thời gian cụ thể thực hiện sửa chữa xong những phần nào.
+ Khi nào hoàn thiện công việc sửa chữa nhà ở.
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng ví dụ:
+ Khi cả hai bên đã thực hiện xong nghĩ vụ như thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Đơn phương chấm dứt hợp không khi nào.
+ Trách nhiệm bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Các sự kiện bất khả kháng ví dụ: động đất, bão lũ,… không tiến hành được công việc như đúng thời hạn đã thỏa thuận.
– Hiệu lực hợp đồng ví dụ:
+ Từ ngày ký kết hợp đồng.
+ Nêu rõ ngày có hiệu lực.
Mẫu hợp đồng cải tạo sửa chữa nhà ở
Những lưu ý khi soạn thảo và ký kết hợp đồng sửa chữa nhà ở
Đầy đủ thông tin về đơn vị thi công
Phần mở đầu của hợp đồng nhất định phải có thông tin của các bên liên quan, nhất là thông tin của đơn vị sửa chữa. Hãy kiểm tra thật kỹ thông tin của đối tác định thuê để tránh tình trạng bị lừa đảo và gặp rủi ro ngoài ý muốn do đơn vị thi công.
Liệt kê đầy đủ các công việc cần sửa chữa, cải tạo
Tất cả các công việc cần sửa chữa, cải tạo nhà ở phải được nêu rõ và chi tiết trong hợp đồng. Điều này sẽ giúp đơn vị thi công thực hiện nhanh chóng và đúng ý bạn hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn kiểm soát được toàn bộ khối lượng công việc và hạn chế các phát sinh không đáng có xảy ra.
Dưới đây là một số hạng mục sửa chữa nhà mà bạn có thể tham khảo:
- Cải tạo và nâng cấp nhà ở
- Mở rộng hoặc xây thêm tầng
- Ốp lát tường, nền nhà
- Xử lý các sự cố liên quan đến thấm dột, lún sụt, nứt công trình
- Quét vôi, ve công trình, trần nhà
- Thi công sửa chữa và thay thế hệ thống điện nước.
- Lắp đặt các vách ngăn giữa các phòng.
- Thi công trần thạch cao
- Lắp đặt cầu thang, cửa sắt, hàng rào bảo vệ
- Thi công nội thất, ngoại thất
Đơn giá sửa chữa phải chính xác và minh bạch
Những thông tin liên quan đến đơn giá thi công các hạng mục, chi phí vật liệu, chi phí nhân công,… phải được trình bày chi tiết, rõ ràng trong hợp đồng. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi của bạn, tránh phát sinh các khoản phí không rõ khiến chi phí sửa nhà “độn” lên cao.
Tiến độ bàn giao công trình
Đã có không ít nhà thầu ì ạch, chậm trễ thi công dẫn đến việc bàn giao chậm tiến độ, muộn, gây ảnh hưởng đến chuyện đại sự của nhà thầu. Vì thế, trong hợp đồng sửa chữa nhà ở cần phải cam kết rõ tiến độ bàn giao công trình với bên sửa chữa. Trong trường hợp bàn giao chậm sẽ xử phát như thế nào. Tất cả cần phải được quy định rõ ràng để ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.
Thông tin quy trình thanh toán, chính sách bảo hành rõ ràng
Cách thức thanh toán như thế nào cũng cần phải được ghi rõ trong hợp đồng. Tốt nhất là bạn nên chia thành từng đợt và thanh toán theo từng hạng mục. Như vậy sẽ kiểm soát được tiến độ công trình cũng như giúp bạn chủ động hơn về mặt tài chính.
Hiện nay, đã có không ít công trình sau một thời gian sửa chữa đã bị xuống cấp trầm trọng, hệ thống điện nước hoạt động kém hiệu quả,… do sử dụng những vật tư kém chất lượng, quá trình sửa chữa không đúng quy trình. Vậy nên, bạn cần phải cam kết thật rõ với bên cung cấp dịch vụ sửa chữa về chính sách bảo hành để đảm bảo tuyệt đối sự an toàn cũng như chất lượng của ngôi nhà. Tốt nhất là bạn nên giữ lại khoảng 5 – 7% giá trị hợp đồng cho đến khi kết thúc thời gian bảo hành để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng sửa chữa nhà ở, bạn cần phải hỏi ý kiến của các cơ quan xem việc sửa chữa nhà ở có cần giấy xin phép hay không để chủ động chuẩn bị. Bên cạnh đó, hãy khảo sát tình hình thực tế xem việc sửa chữa nhà có gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh hay không để có phương án phù hợp.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hình thức thuê nhà ở xã hội là gì?
- Bên thuê mua nhà ở xã hội được cho người khác thuê lại không?
- Cách tính thuế đất nhà ở hàng năm tại Việt Nam
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên khai sinh Bắc Giang… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng sửa chữa nhà ở không phải bắt buộc công chứng mới phát sinh hiệu lực.
– Tuy nhiên việc thực hiện công chứng hợp đồng sửa chữa nhà ở mang lại những lợi ích như sau:
+ Khi thực hiện công chứng hợp đồng sửa chữa nhà ở thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các bên.
+ Là cơ sở để yêu cầu Tòa án giải quyết khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, yêu cầu các bên khác giải quyết theo thỏa thuận.
+ Các tình tiết, nội dung trong hợp đồng sửa chữa nhà ở được công chứng sẽ có giá trị làm chứng cứ trước tòa, trừ trường hợp hợp đồng bị tòa tuyên bố là vô hiệu.
Về mặt hình thức, hợp đồng sửa chữa nhà ở không bắt buộc phải được lập thành văn bản.
Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói, hoặc bằng hành vi.
Tuy nhiên để đảm bảo có căn cứ rõ ràng khi có tranh chấp phát sinh, các bên nên lựa chọn hình thức hợp đồng bằng văn bản để giao kết hợp đồng sửa chữa nhà ở.
Chủ thể của hợp đồng sửa nhà ở có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Nếu là tổ chức thì phải đảm bảo người ký hợp đồng là người đại diện hoặc là người có thẩm quyền để ký hợp đồng trong tổ chức đó.