Tạm ngừng kinh doanh là việc một số doanh nghiệp dừng hoạt động kinh doanh, sản xuất trong một khoảng thời gian dài nhất định theo đúng với trình tự quy định của pháp luật đã đề ra. Tuy nhiên, không phải công ty nào khi muốn tạm dừng cũng sẽ được mà phải được sự cho phép của pháp luật. Bởi vì trong một số trường hợp công ty muốn tạm ngừng kinh doanh nhưng vì một số điều kiện khiến một số doanh nghiệp không thể tạm ngừng được. Không những phải kèm điều kiện thì mới được tạm ngừng kinh doanh vấn đề liên quan đến thuế cũng sẽ là một vấn đề nan giải Vậy khi kê khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Kê khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, việc xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được quy định như sau:
“Điều 4. Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Người nộp thuế thực hiện thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
1. Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế là thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã gửi thông tin đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống trao đổi thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.
b) Đối với người nộp thuế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thông báo hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế là thời gian được ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản.
c) Đối với người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Quản lý thuế thì thực hiện thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh. Cơ quan thuế có thông báo xác nhận gửi người nộp thuế về thời gian người nộp thuế đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người nộp thuế. Người nộp thuế được tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không quá 1 năm đối với 1 lần đăng ký. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức, tổng thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không quá 2 năm đối với 2 lần đăng ký liên tiếp.”
Nộp báo cáo thuế khi tạm ngừng kinh doanh
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 4. Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
2. Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
d) Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.”
Lưu ý : Trong thời gian đang tạm dừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp kinh doanh trở lại trước thời gian, thì ngoài việc phải tiếp tục kê khai thuế, còn phải làm công văn thông báo cho Cơ quan thuế được biết.
Kê khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 206 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
“Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”
Như vậy có thể thấy khi kê khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh sẽ phải chia làm 2 trường hợp dưới đây:
Trường hợp người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh phát sinh nghĩa vụ đối với những hoạt động quy định trên thì phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng kinh doanh theo đúng quy định.
Trường hợp người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh phát sinh nghĩa vụ đối với những hoạt động không được quy định trên thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan nơi đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh về việc tiếp tục kinh doanh trở lại trước thời hạn và phải thực hiện đầy đủ các quy định về khai, nộp thuế theo quy định.
Từ ngày 01/07/2020, việc quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật quản lý thuế 2019.
“Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
1. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh có thời hạn hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế.
3. Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời hạn tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn.”
Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/NĐ-CP Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“Điều 16. Sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
“ Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
3. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
b.1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
b.3) Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
– Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
– Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
– Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, dự án đầu tư mới ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
+ Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
+ Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
– Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
– Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
– Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
– Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
– Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC .
– Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, ngoài các hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp phải bổ sung các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hộ kinh doanh được miễn thuế không theo quy định?
- Xử phạt nợ thuế đối với hộ kinh doanh như thế nào?
- Hàng hóa nào chịu thuế VAT 0% tại Việt Nam?
Thông tin bài viết
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Kê khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về quản lý mã số thuế cá nhân …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định:
– Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế.
Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:
“Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.
Đồng thời, căn cứ Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC; sửa đổi, bổ sung Điểm đ, Khoản 1, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
“Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm”.
Theo đó, nếu doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh mà không phát sinh bất kì nghĩa vụ thuế nào; thì không phải nộp hồ sơ báo cáo thuế của thời gian tạm ngừng kinh doanh như thuế GTGT, thuế TNCN.
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động trọn năm dương lịch, tức là từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó. Vậy doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm. Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính, ví dụ như tạm ngưng một vài tháng. Vậy doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm, như: thuế thu nhập doanh nghiệp; quyết toán thuế thu nhập cá nhân; các loại thuế khác,…
Tóm lại, chỉ trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch; hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp báo cáo thuế. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh khác thì không phải nộp báo cáo thuế; nhưng với điều kiện là không phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thông thường nên lựa chọn các lý do như do yếu tố khách quan, do quá trình kinh doanh, cần cải tiến,…