Anh Huy đi du học Anh được 2 năm và đã có bạn gái là người Anh chính gốc. Hai người quen nhau đã được 3 năm và có ý định muốn tiến tới kết hôn với nhau. Tuy nhiên, cả hai vẫn chưa nắm rõ về các thủ tục và hồ sơ cần thiết cho việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Vậy thủ tục và hồ sơ để đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao gồm những gì? Xin được giải đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề trên như sau:
Căn cứ pháp lý
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài mất bao lâu?
- Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
- Đồng thời, theo Điều 32 Nghị định 123, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
- Như vậy, thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký đến lúc nhận Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài tối đa là 13 ngày làm việc.
- Trên thực tế, tùy từng trường hợp, thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài có thể sẽ khác nhau.
Lưu ý:
- Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp có thể gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày , kể từ ngày ký Giấy chứng nhận kết hôn theo đề nghị bằng văn bản của họ.
- Hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn đã ký sẽ bị hủy.
Trình tự thực hiện thủ tục kết hôn với người nước ngoài
- Thẩm quyền giải quyết: Tại Sở Tư pháp
- Các văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
- Sau ngày hẹn trả hồ sơ 05 ngày làm việc, nếu hai bên nam nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì hồ sơ sẽ bị huỷ bỏ (không hoàn lại lệ phí). Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn về thời gian thì phải có đơn trình bày và hẹn ngày đến ký Giấy chứng nhận kết hôn, thời hạn kéo dài thêm không quá 90 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp hẹn trả kết quả. Hết thời hạn này nếu các đương sự vẫn có yêu cầu kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
- Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, các trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam bao gồm:
+ Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
- Theo quy định trên, người Việt Nam có nhu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoại tại Việt Nam phải đến UBND cấp huyện nơi mình cư trú dể làm thủ tục đăng ký.
- Trong đó, nơi cư trú ở đây là nơi người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020).
- Ngoài ra, khoản 2 Điều 37 Luật Hộ tịch quy định thêm, trường hợp hai người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên cũng có thể thực hiện đăng ký kết hôn.
Kết hôn với người nước ngoài cần giấy tờ gì?
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của chị được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ.
+ Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ phù hợp với pháp luật của nước đó.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (của chị); hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài);
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (của chị), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam).
Ngoài giấy tờ quy định nêu trên, tùy trường hợp, bên nam, nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
- Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền mà nước ngoài cấp;
- Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, ngoài việc phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch hoặc thường trú cấp, còn phải nộp giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định cấp loại giấy tờ này.
- Hồ sơ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải bổ sung Giấy xác nhận công dân Việt Nam đã được tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam:
- Hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên;
- Người nước ngoài kết hôn lần thứ ba hoặc đã kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam;
- Hai bên chưa hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Kết hôn với người nước ngoài cần giấy tờ gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề quy định Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, cấp đổi lại sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, bán nhà có cần giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… của Luật sư X. Hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
- Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi kết hôn với công dân VN
- Trường hợp cấm kết hôn với người nước ngoài?
Câu hỏi thường gặp
– Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoại tại UBND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
– Như vậy, mức lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài không được quy định thống nhất, mức phí của mỗi địa phương có thể sẽ khác nhau.
Theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về các trường hợp được xét cho thường trú như sau:
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì anh chị đã kết hôn và chị là công dân VN đang thường trú tại VN nên chị có thể bảo bãnh cho chồng để làm thẻ thường trú.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cần phải đáp ứng điều kiện đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên (Điều 40 Luật này). Do đó, chị cần đối chiếu quy định với trường hợp cụ thể của mình.
Bên cạnh đó, tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA thì thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin thường trú sẽ được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.