Thừa kế là một vấn đề pháp lý phổ biến và được mọi người vô cùng quan tâm. Để có thể chia thừa kế cho những người có quyền thừa kế thì việc khai nhận di sản thừa kế là việc bắt buộc phải làm. Vì phải thống kê được người để lại di sản có tổng cộng bao nhiêu di sản để thừa kế. Bên cạnh đó còn xác định được số di sản đó có bao nhiêu phần là được chia, bao nhiêu phần phải dùng để làm việc khác ví dụ như trả nợ,… Vậy nên, việc nắm rõ được các hồ sơ, thu tục khi khai nhận là điều cần thiết nếu bạn muốn thừa kế tài sản của người đã mất. Vậy khai nhận di sản thừa kế cần những gì?
Trong bài viết sau, LSX sẽ mang đến những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Khai nhận di sản thừa kế là gì?
Cũng giống thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng chỉ xảy ra trong 02 trường hợp:
- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.
Do đó, so với việc những người cùng hàng thừa kế nêu tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 phân chia cụ thể phần di sản của từng người thì khai nhận thừa kế lại thống nhất không chia di sản đó hoặc khi người thừa kế chỉ có duy nhất một người.
Cơ quan có thẩm quyền ghi nhận khai nhận di sản thừa kế là ai?
Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Khai nhận di sản thừa kế cần những gì?
Quý khách đang có 1 bản di chúc hoặc 1 tài sản được thừa kế mà không biết trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào, hồ sơ khai nhận di sản thừa kế ra sao. Hãy liên hệ Văn phòng luật sư Quang Thái để được tư vấn các vấn đề về hồ sơ khai nhận di sản thừa kế, trình tự thủ tục pháp lý về thừa kế.
Một số vấn đề về khai nhận di sản thừa kế cần lưu ý như sau:
Chủ thể tiến hành: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.
Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng tử;
- Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
- Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em bạn; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn …).
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế cần những gì?
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên (01 bộ).
Lưu ý: Với những giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.
Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:
– Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
– Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Nội dung niêm yết phải nêu rõ:
– Họ, tên người để lại di sản;
– Họ, tên của những người khai nhận di sản;
– Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
– Danh mục di sản thừa kế.
Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ:
Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết
Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Lưu ý: Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:
– Nếu di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);
– Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.
Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:
– Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…
– Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả
Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.
Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.
Khai nhận di sản thừa kế ở đâu?
Để xác định được nơi khai nhận di sản thừa kế cần xuất phát từ quy định về địa điểm mở thừa kế được quy định tại khoản 2 Điều 611 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế Bộ Luật Dân sự 2015.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được tiến hành tại các văn phòng công chứng trên địa bán tỉnh thành phố nơi có tài sản. Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản được hướng dẫn cụ thể tại Luật Công chứng 2014.
Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
…
“Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục đăng ký chuyển di sản thừa kế cho một người
- Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định 2023
- Năm 2022, để lại di sản không đúng luật thì chia thừa kế như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khai nhận di sản thừa kế cần những gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn thực hiện công chứng là từ khi nhận được yêu cầu và thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng cho đến ngày trả kết quả.
Thời hạn này nêu tại khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng là 02 ngày làm việc. Với hợp đồng, giao dịch phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn này nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Tuy nhiên, đáng chú ý rằng, theo khoản 1 Điều 43 Luật Công chứng:
“Điều 43. Thời hạn công chứng
Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.”
Trong khi đó, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng nêu rõ:
“Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.”
Như vậy, ngoài thời gian niêm yết thì việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện từ 02 – 10 ngày.
Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện theo Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP. Trong đó:
– Thời gian niêm yết: 15 ngày.
– Địa điểm niêm yết: Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được thì tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Đặc biệt, nếu di sản là bất động sản thì còn phải niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi có bất động sản.
– Người đi niêm yết: Tổ chức hành nghề công chứng.
– Nội dung niêm yết: Ghi rõ họ, tên của người để lại di sản; họ tên người khai nhận di sản; quan hệ giữa người để lại di sản và người khai nhận di sản; danh mục di sản thừa kế. Đặc biệt phải ghi rõ:
“Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.“
Như vậy, căn cứ các quy định trên, thời gian giải quyết khai nhận thừa kế dao động từ 17 – 25 ngày.
Khi thực hiện công chứng sẽ có hai khoản người yêu cầu công chứng phải nộp là phí công chứng và thù lao công chứng.
– Phí công chứng được xác định theo giá trị tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC. Nếu giá trị dưới 50 triệu đồng thì phí công chứng là 50.000 đồng; nếu giá trị từ 50 – 100 triệu đồng thì phí công chứng là 100.000 đồng…