Khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không

bởi Thu Tra
Khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không

Xin chào Luật sư, vợ chồng tôi mới sinh e bé được 1 tháng tuổi nhưng chúng tôi đang băn khoăn việc đặt tên cho con. Thông thường tôi thấy mọi người đặt tên con theo họ bố. Tuy nhiên, vợ chồng tôi muốn đặt tên con theo họ của mẹ và họ của bố. Kính nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề khi khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không?

Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về “Khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không” của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Giấy khai sinh là gì? Giá trị pháp lý của giấy khai sinh?

Theo quy định pháp luật tại Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định :

“6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.”

Ngoài ra theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có nêu rõ về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:

“ Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”

Như vậy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch vô cùng quan trọng, ghi nhận những thông tin cơ bản của một con người. Chính vì vậy, việc thiếu giấy khai sinh sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sau này của con trẻ.

Quy định pháp luật về đăng ký khai sinh

1. Về thẩm quyền đăng ký khai sinh

Căn cứ theo Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh, cụ thể như sau:

Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”

2. Về nội dung đăng ký khai sinh

Căn cứ theo Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh, cụ thể như sau:

Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.”

3. Về trách nhiệm đăng ký khai sinh

Căn cứ theo Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh, cụ thể như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”

4. Về thủ tục đăng ký khai sinh

Căn cứ theo Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh, cụ thể như sau:

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”

Như vậy, thời hạn đăng ký khai sinh cho con là trong vòng 60 ngày, kể từ ngày sinh con. Các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ đôn đốc việc đăng ký giấy khai sinh cho trẻ em trên địa bàn. Tuy nhiên, để đảm bảo hồ sơ pháp lý đầy đủ và toàn diện cho trẻ em, trong trường hợp quá hạn đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật thì vẫn có thể đăng ký được. Tuy nhiên, việc làm này là không được khuyến khích và cần phải hạn chế đến mức tối đa.

Khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không
Khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không

Quy định pháp luật về quyền có họ, tên của cá nhân

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên của cá nhân như sau:

“Điều 26. Quyền có họ, tên

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

Khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không ?

Từ những căn cứ pháp luật đã nêu trên, không có bất cứ quy định nào buộc họ của con phải theo họ của bố hoặc mẹ. Hai vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền đặt họ cho con theo thỏa thuận của hai vợ chồng và không trái với pháp luật, tập quán.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khai sinh cho con mang cả họ mẹ và họ bố được không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến  công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Căn cước công dân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, …  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không cùng hộ khẩu có được không?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh. Do đó, nếu cha mẹ chưa nhập chung khẩu thì vẫn có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con được.

Gạch tên mẹ đẻ khỏi giấy khai sinh của con có được không?

Điều kiện thay đổi, cải chính thông tin trên Giấy khai sinh của con được quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
– Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
– Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”
Theo quy định của Điều luật này thì không xác định trường hợp được cải chính hộ tịch khi muốn xóa tên mẹ khỏi Giấy đăng ký khai sinh.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật không có quy định được thay đổi tên cha mẹ ruột trong giấy khai sinh của con nên việc Gạch tên mẹ đẻ khỏi giấy khai sinh của con là không được.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm