Kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn có được không?

bởi BuiNgan
Kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn có đúng không?

Ly hôn đồng thuận là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của hai bên vợ chồng khi đã thỏa thuận được các vấn đề về phân chi tài sản, chăm sóc, giáo dục, cấp dưỡng cho con cái trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của vợ và con và được Tòa án công nhận đồng thuận ly hôn. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn là kết quả của quá trình ly hôn đồng thuận. Đây là căn cứ cho việc quan hệ hôn nhân của vợ chồng đã chấm dứt. Vậy nếu không đồng ý quyết định công nhận thuận tình ly hôn có được kháng cáo không?

Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X.

Kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn được không?

Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Căn cứ Điều 57 Luật hôn nhân gia đình 2014, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Như vậy quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực ngay kể từ ngày ban hành. Quan hệ hôn nhận gia đình chính thức chấm dứt, các bên được quyền yêu cầu cơ quan hộ tịch, cư quan nhà nước tại địa phương ghi nhận quyết định để làm căn cứ thể hiện cá nhân bạn hiện đã trong tình trạng chưa kết hôn.

Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:

  • Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn có đúng không?
Kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn có đúng không?
  • Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.

Theo quy định tại Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

  • Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
  • Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Trường hợp khi nhận quyết định ly hôn mà vợ chồng muốn thay đổi lại nội dung quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì:

  • Trường hợp quyết định công nhận thuận tình ly hôn sau lỗi chính tả, ghi sai thông tin cá nhân, thông tin hai vợ chồng đã ghi trong bản cam kết khai tại Tòa án lúc giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp lại quyết định công nhận thuận tình ly hôn đúng với thông tin thực tế.
  • Trường hợp bạn muốn thay đổi lại nội dung đã thỏa thuận như thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng, hoặc kháng cáo toàn bộ vụ án để thay đổi quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì căn cứ theo điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Nội dung trong đơn kháng cáo bản án ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong đơn kháng cáo bản án ly hôn bạn phải đảm bảo các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là thủ tục ly hôn đơn phương. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có được rút đơn kháng cáo ly hôn khi Tòa đã thụ lý?

Khoản 3 Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Như vậy, hoàn toàn có quyền rút đơn kháng cáo ly hôn trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc ngay tại phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Người có quyền kháng nghị quyết định thuận tình ly hôn?

Theo đó, người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ở đây bao gồm: Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thời gian kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn bao lâu?

Do quyết định thuận tình ly hôn không kháng cáo được nên sẽ không được áp dụng thời gian kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự theo quy định tại Điều 372 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm