Xin chào Luật sư X. Tôi là người nước ngoài qua Việt Nam lao động. Vậy mong luật sư cho tôi biết khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH? Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?. Mời bạn cùng đón đọc.
- Công văn 1064/LĐTBXH-BHXH
- Nghị định 111/2016/NĐ-CP
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP
- Nghị định 58/2020/NĐ-CP
- Nghị quyết 68/NQ-CP
- Quyết định 595/QĐ-BHXH
Nội dung tư vấn
Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?
Hiện nay, không còn quá xa lạ với việc lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khá nhiều, đặc biệt là trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất…
Theo Công văn 1064/LĐTBXH-BHXH, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc khi có đủ các điều kiện:
- Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam;
- Chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ;
- Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại ở Việt Nam.
Trường hợp nào người nước ngoài không phải tham gia BHXH?
Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
- Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
- Là trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
- Vào Việt Nam dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ;
- Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp phát sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không xử lý được;
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
- Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Là học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam với điều kiện người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
- Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với nước ngoài;
- Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam;
- Được cơ quan, tổ chức nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;
- Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Vào Việt Nam làm chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật dưới 30 ngày và cộng dồn không quá 90 ngày/năm;
- Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết;
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
Có hợp đồng lao động dưới 01 năm với người sử dụng lao động Việt Nam
Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
Áp dụng với nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu
Đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.
Mức đóng BHXH đối với NLĐ nước ngoài là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, mức đóng BHXH đối với các chế độ bảo hiểm nêu trên dành cho người nước ngoài được quy định như sau:
NLĐ nước ngoài: hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Ngoài ra, không phải đóng các chế độ BHXH khác.
Ngoài ra, kể từ ngày 01/01/2022, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ các khoản bao gồm:
– 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
– 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Trong trường hợp doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện để có thể áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP thì có thể áp dụng mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương đối với chế độ bảo hiểm này.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, căn cứ Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021, doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/07/2021 đến hết 30/06/2022) cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.
– Đồng thời người sử dụng lao động còn phải đóng 3% mức tiền lương tháng đối với BHYT theo Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị làm hồ sơ gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7, Khoản 1 Điều 4 Quyết định này hồ sơ gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Thời hạn giải quyết hồ sơ được quy định tại Điều 29, Quyết định số 595/QĐ-BHXH như sau:
– Không quá 05 ngày đối với trường hợp cấp mới cho người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện.
– Không quá 10 ngày đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH:
– Không quá 45 ngày đối với trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
– Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH:
– Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cần xác nhận sổ BHXH.