Có thể thấy, một số ngôi nhà khi xây dựng đều được xây dựng theo các bản vẽ của các kiến trúc sư hoặc do gia chủ tự mình thiết kế. Tuy nhiên ở một số nơi, việc xây nhà theo bản vẽ thiết kế là việc không cần thiết. Vì vậy mà nhiều người thắc mắc về việc khi xây nhà có cần bản vẽ không? Đây cũng là thắc mắc cũng câu hỏi mà rất nhiều người hiện nay. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Bản vẽ thiết kế xây dựng là gì?
Bản vẽ thiết kế xây dựng ( thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công) là thuật ngữ chung dùng để phác họa cho bản vẽ để tạo thành một phần của các thông tin sản xuất và sau đó được đưa vào hợp đồng xây dựng, hình thành nên các tài liệu hợp đồng cho các công trình.
Những thông tin nằm trong hợp đồng xây dựng liên quan đến ý nghĩa pháp lý và là một phần của thỏa thuận giữa chủ lao động và nhà thầu xây dựng. Trên bản vẽ này thể hiện được hình dạng, kích thước, tính năng, kỹ thuật, chủng loại vật liệu của công trình.
Xây nhà ở phải có bản vẽ thiết kế xây dựng không?
* Nhà ở phải có giấy phép xây dựng
Căn cứ vào khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 và Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà ở liền kề, nhà biệt thự, nhà ở độc lập) gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn xin giấy phép xây dựng theo mẫu.
(2) Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
(3) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
– Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí nhà ở;
– Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của nhà ở;
– Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước;
– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng.
Như vậy, đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ không được miễn giấy phép xây dựng thì phải có bản vẽ thiết kế xây dựng, vì đây là thành phần cần có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
* Nhà ở được miễn giấy phép xây dựng
Nhà ở riêng lẻ thuộc những trường hợp sau đây thì không bắt buộc phải có bản vẽ thiết kế xây dựng khi tiến hành xây dựng:
(1) Nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.
(3) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Người dân có được tự thiết kế xây dựng không?
Bản vẽ thiết kế xây dựng quyết định đến hình dáng, cấu tạo của nhà ở trong tương lai nên hầu hết người dân đều muốn tự thiết kế hoặc lựa chọn thiết kế theo ý mình.
Tùy thuộc vào quy mô, diện tích, chiều cao của nhà ở mà người dân có thể được phép tự mình thiết kế xây dựng. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 như sau:
“a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.”.
Như vây, hộ gia đình, cá nhân được tự thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ đối với trường hợp nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét. Khi tự thiết kế nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân có thể tham khảo mẫu thiết kế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở công bố.
Mặc dù được tự thiết kế xây dựng nhà ở nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu thiết kế sau:
– Tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có).
– Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
Nếu không thuộc trường hợp được tự thiết kế thì bản vẽ phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Khi xây nhà có cần bản vẽ không theo quy định hiện hành?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về bồi thường thu hồi đất của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xây nhà không đúng bản vẽ xử lý thế nào?
- Theo quy định pháp luật thì xây nhà có phải ký giáp ranh không?
- Xây nhà trên đất nông nghiệp có được đền bù hay không?
Câu hỏi thường gặp
Xây dựng công trình trái phép, sai phép là hành vi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thi công xây dựng không đúng giấy phép xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Theo Khoản 17 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.
Theo đó, những trường hợp xây dựng không đúng giấy phép nhưng không thuộc trường hợp điều chỉnh giấy phép theo quy định thì không bị coi là xây dựng trái phép, sai phép.
Cũng theo Khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 và Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
1. Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
2. Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.
3. Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Như vậy, nếu xây dựng nhà sai bản vẽ, không đúng với giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc 3 trường hợp nêu trên thì không bị coi là hành vi xây dựng trái phép, sai phép.
Dưới đây là 4 loại bản vẽ phổ biến thường được sử dụng trong việc thiết kế xây nhà mới:
1. Bản vẽ phối cảnh
Đây là bản vẽ biểu diễn tầm nhìn, hướng của ngôi nhà trong thực tế, thường được thiết kế theo dạng không gian 3 chiều. Bản vẽ phối cảnh là hình ảnh mô tả giúp gia chủ có cái nhìn chân thực, toàn diện về ngôi nhà từ các góc độ khác nhau.
2. Bản vẽ đứng
Bản vẽ đứng biểu diễn hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Bản vẽ này cho biết chiều cao của ngôi nhà nói chung và của từng tầng nói riêng, độ cao và vị trí của cửa, mái nhà… Do nhà được bao quanh bởi 4 hướng nên cần có 4 bản vẽ đứng tương ứng: mặt trước, mặt sau và hai mặt bên. Nếu hai mặt bên giống nhau thì chỉ cần vẽ một bản là đủ.
3. Bản vẽ mặt bằng
Đây là bản vẽ biểu diễn không gian bên trong ngôi nhà theo mặt cắt ngang (cách mặt nền và sàn khoảng 1,5m). Bản vẽ mặt bằng biểu diễn cách bố trí và kích thước theo mặt bằng, các đường cắt… Mặt bằng của ngôi nhà được vẽ theo hệ trục tọa độ 3 chiều. Chiều cao là hệ tường dọc vuông góc với sàn nhà. Thực tế, có thể có nhiều loại bản vẽ mặt bằng.
4. Bản vẽ mặt cắt
Bản vẽ mặt cắt biểu diễn phần nhìn thấy sau khi cắt một không gian bất kì theo chiều đứng. Bản vẽ bao gồm kích thước, độ cao, các phương pháp cùng với yêu cầu thi công nền và mái, khoảng cách giữa cửa và tường, vị trí xác định theo chiều thẳng đứng của đường ống, cầu thang…