Khó khăn khi ra đề kiểm tra theo thông tư 22

bởi Minh Hoàng
Khó khăn khi ra đề kiểm tra theo thông tư 22

Đề kiểm tra luôn là một vấn đề gây nhiều băn khoăn, tranh cãi không chỉ đối với những cô cậu học trò đang cắp sách đến trường mà còn là nổi lo của nhiều bậc phụ huynh. Tình trạng ra đề dễ, đề khó theo từng năm đã khiến nhiều người thắc mắc liệu có quy chuẩn nào trong việc ra đề kiểm tra hay không? Những khó khăn nào khi ra đề kiểm tra theo thông tư 22 khiến cho việc ra đề còn có nhiều bất cập?  Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi sẽ giúp bạn đọc phần nào có câu trả lời.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khó khăn khi ra đề kiểm tra theo thông tư 22

Sau khi được ban hành thì thông tư 22 đã gây ra những khó khăn cụ để đối với các giáo viên điển hình như là:

  • Muốn xây dựng các hệ thống câu hỏi cho toàn bộ học sinh đòi hỏi phải mất thời gian phân loại ra từng nhóm câu hỏi theo năng lực, từ đó mới có thể xây dựng các câu hỏi phù hợp.
  • Khi đặt câu hỏi cần phải điều chỉnh nhiều lần để phù hợp và dễ hiểu nhất cho học sinh.
  • Nguồn tài liệu, hình ảnh có rất nhiều trên internet, cần thời gian để lựa ra những hình ảnh phù hợp cho học sinh.
Khó khăn khi ra đề kiểm tra theo thông tư 22

Quy định ra đề kiểm tra theo thông tư 22

1. Các mức độ của một đề kiểm tra

Đề kiểm tra phải đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng và phải phù hợp với định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế dựa trên các mức sau:

  • Mức 1: Học sinh nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.
  • Mức 2: Học sinh hiểu được kiến thức, kĩ năng đã học và có thể giải thích, trình bày được kiến thức theo cách hiểu của bản thân.
  • Mức 3: Học sinh có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề tương tự ở trong học tập, cuộc sống.
  • Mức 4: Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để xử lí, giải quyết những vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi linh hoạt trong học tập, cuộc sống

2. Mô tả các mức độ nhận thức

  • Mức độ 1: Đây là mức độ nhận biết – được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, có thể nhận biết được và tái hiện lại các kiến thức, dữ liệu, các sự việc đã biết hay đã từng đọc trước đó. Điều này có thể được hiểu là một học sinh có thể nhắc lại một loại các dữ kiện, từ những sự hiểu biết đơn giản đến các khái niệm lý thuyết, tái hiện những thông tin cần thiết trong trí nhớ. Đây là hành vi có mức độ thấp nhất trong lĩnh vực nhận thức.
  • Mức độ 2: Đây là mức độ thông hiểu – được định nghĩa là khả năng hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của bài học, tài liệu. Đòi hỏi học sinh phải nắm rõ được các khái niệm cơ bản, có thể giải thích, diễn đạt được các kiến thức đã học theo sự hiểu biết cá nhân và có thể tự nêu được câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với các ví dụ đã được học trong lớp. Điều này có thể được thể hiện bằng việc giải thích, tóm tắt, chuyển đổi tài liệu từ dạng này sang dạng khác( từ số liệu sang ngôn ngữ…). Đây là hành vi có mức độ cao hơn so với mức độ nhận biết.
  • Mức độ 3: Đây là mức độ vận dụng – biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu để giải quyết những vấn đề quen thuộc tồn tại trong học tập, cuộc sống. Điều này có nghĩa là học sinh có thể sử dụng, xử lí các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự hoặc đã được gặp qua lúc học bằng cách áp dụng những phương pháp, quy tắc, cách lập luận đã được học. Hành vi này có mức độ cao hơn so với nhận biết và thông hiểu.
  • Mức độ 4: Đây là mức độ vận dụng cao và là mức độ khó nhất trong quá trình áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết những vấn đề mới hoặc có thể hình thành một tổng thể mới thông qua việc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận. Điều này bao gồm tạo ra một chủ đề, môt vấn đề và tìm cách giải quyết chúng hay là từ những kiến thức cơ bản mà giải quyết một vấn đề chưa được học hay trải nghiệm trước đó. Hành vi này có mức độ cao hơn hẳn so với mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng vì nó đòi hỏi yếu tố linh hoạt, sáng tạo, đổi mới trong việc hình thành các cấu trúc

3. Cấu trúc của một đề kiểm tra

Cấu trúc của một đề kiểm tra đòi hỏi phải có nhiều dạng bài khác nhau để có thể đánh giá toàn diện khả năng tiếp thu kiến thức của một học sinh, bao gồm câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, các câu khẳng định đúng sai, viết ra nhận định cá nhân của học sinh về vấn đề cụ thể nào đó,… Tỉ lệ số câu, số điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo độ chính xác về kiến thức, phù hợp với đối tượng học sinh. Tuỳ theo trường hợp có thể đưa ra các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương cụ thể, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 30%; Mức 2: khoảng 30%; Mức 3: khoảng 20%; Mức 4: khoảng 10%.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Khó khăn khi ra đề kiểm tra theo thông tư 22. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công văn tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT?

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra nhằm nhận được những đánh giá toàn diện nhất. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mục đích đánh giá và kiểm tra của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT là gì?

Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh. Xác định học sinh có hoàn thành theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông không. Từ đó cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho giáo viên và học sinh. Để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập. Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm