Xin chào Luật sư X. Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Trước đây tôi làm một kế toán tại công ty ở Thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, làm việc được một thời gian thì gia đình tôi có việc gấp tôi phải xin nghỉ ngang để về quê lâu dài. Khi tôi nghỉ ngang như vậy nên công ty cũ không chốt sổ BHXH cho tôi. Hiện tại, tôi đang ở quê và tìm một công ty mới để xin vào làm việc. Nhưng tôi vẫn băn khoăn về vấn đề chốt sổ BHXH. Liệu tôi không chốt sổ BHXH ở công ty cũ có được không? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LSX. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết “Không chốt sổ BHXH ở công ty cũ có được không?” đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu như thế nào là BHXH?
Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
Các chế độ thuộc phạm vi BHXH phụ trách gồm những gì?
Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.
Không chốt sổ BHXH ở công ty cũ có được không?
Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH.
Điều 48 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định:
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. Đây là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động.
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành không có Điều khoản nào quy định người lao động chưa chốt sổ ở công ty cũ thì không được tham gia BHXH ở công ty mới, tức là bạn hoàn toàn có thể bỏ qua thời gian đóng BHXH ở công ty cũ mà được tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới, chỉ cần người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014).
Khi muốn tham gia BHXH bắt buộc ở công ty mới, bạn chỉ cần khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và nộp cho người sử dụng lao động.
Không chốt sổ BHXH ở công ty cũ sẽ bị mất những quyền lợi gì?
Việc không chốt sổ BHXH tại công ty cũ làm bạn bị mất tương đối nhiều quyền lợi:
– Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Do không được chốt thời gian thma gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp… nên người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp cho khoảng thời gian không chốt sổ này.
– Không được hỗ trợ học nghề
Hỗ trợ học nghề là một trong những quyền lợi dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp sau khi nghỉ việc.
Theo Điều 55 Luật Việc làm, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng có thể làm hồ sơ để nhận khoản hỗ trợ này.
Vì vậy, nếu nghỉ việc mà không chốt sổ BHXH, người lao động cũng sẽ không được nhận hỗ trợ học nghề.
– Bị “mất” thời gian tham gia BHXH để hưởng BHXH 1 lần hay hưởng lương hưu
Do không chốt sổ BHXH nên không chứng minh được khoảng thời gian tham gia BHXH, vì thế mà khi hưởng lương hưu hay lấy BHXH 1 lần, người lao động không được tính thời gian không chốt sổ.
Công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động không đến nhận sổ thì sao?
Căn cứ mục 4 Công văn 1527/BHXH-ST năm 2017 về rà soát, trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có quy định như sau:
“4. Đối với sổ BHXH đã xác nhận thời gian đóng BHXH nhưng sau 12 tháng người lao động không đến nhận, đơn vị chuyển cho cơ quan BHXH lưu trữ thì nhập quá trình đóng BHXH, BHTN đã ghi trên sổ BHXH vào cơ sở dữ liệu, đục lỗ sổ BHXH và lưu theo quy định. Khi người lao động đề nghị nhận sổ BHXH, thực hiện in Phiếu đối chiếu quá trình đóng BHXH (Mẫu số 03) và sổ BHXH mới để trả cho người lao động.”
Nếu công ty đã chốt sổ rồi mà trong thời hạn 12 tháng không quay lại nhận. Sổ này sẽ được chuyển về cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp chưa chốt sổ thì hiện vẫn sẽ do công ty lưu trữ. Bạn có thể quay lại đó yêu cầu họ chốt và trả sổ cho mình.
Công ty cũ không chốt sổ BHXH người lao động phải làm gì?
Việc công ty không chốt sổ BHXH cho người lao động đã xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Lúc này, để buộc công ty phải chốt sổ BHXH cho mình, người lao động có thể thực hiện theo một trong 03 cách sau:
Cách 1. Tố cáo thẳng tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp hành vi phạm không chốt sổ BHXH của công ty tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đó đặt trụ sở.
Nếu xác minh được việc công ty vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt theo quy định, đồng thời yêu cầu công ty phải thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH.
Cách 2. Thực hiện thủ tục khiếu nại
Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động phải khiếu nại đến phía công ty trước.
Nếu công ty cố tình không giải quyết thì có thể khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu thấy có vi phạm, thanh tra lao động sẽ xử phạt và yêu cầu công ty chốt sổ BHXH cho người lao động.
Cách 3. Khởi kiện tại Tòa án
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, với những tranh chấp về bảo hiểm xã hội, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa mà không trải qua thủ tục hòa giải.
Theo Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người lao động tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến việc chốt sổ BHXH.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách lấy dấu vân tay làm căn cước công dân như thế nào?
- Thủ tục điều chỉnh thông tin sai trên sổ bảo hiểm xã hội mới năm 2023
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định năm 2022?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Không chốt sổ BHXH ở công ty cũ có được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 2, Điều 18, Luật BHXH số 58/2014/QH13. Quy định quyền của người lao động “Được cấp và quản lý sổ BHXH”.
Tại khoản 5, Điều 21, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định. Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động. Xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, đề nghị bạn liên hệ với đơn vị cũ để yêu cầu đơn vị làm thủ tục xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho bạn.
Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH cho bạn. Bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH cho bạn.
Nếu không được thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động, Thương binh – xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH cho bạn.
Việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp cố tình không chốt sổ cho người lao động, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
– Phạt từ 01 – 02 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động;
– Phạt từ 02 – 05 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động;
– Phạt từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động;
– Phạt từ 10 – 15 triệu đồng: Vi phạm từ 101 – 300 người lao động;
– Phạt từ 15 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 300 người lao động trở lên.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 40 Nghị định này, người sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định còn bị phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động và tối đa không quá 75 triệu đồng.
Theo Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động tự ý nghỉ ngang sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hậu quả pháp lý mà hành vi này để lại chính là việc hợp đồng lao động bị chấm dứt, đồng thời người lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động.
Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động đã quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt như sau:
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Theo đó, chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt, không phân biệt là nghỉ việc đúng luật hay nghỉ ngang thì phía công ty đều phải thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ đó cho người lao động.
Do đó, kể cả khi người lao động nghỉ ngang thì công ty vẫn phải thực hiện chốt sổ BHXH.