Trong một số trường hợp, vợ chồng có con với nhau nhưng lại không đăng ký kết hôn. Trong trường hợp đó thì Theo quy định không đăng ký kết hôn con mang họ ai? Quy định về việc xác định họ tên của con trên giấy khai sinh như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đăng ký khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn? Không đăng ký kết hôn con mang họ cha được không? Cần làm thủ tục gì để con mang họ cha khi không đăng ký kết hôn? Bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ đề cập đến quy định của pháp luật về vấn đề này ở bài viết “Không đăng ký kết hôn con mang họ ai” cùng những thông tin liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc xác định họ tên của con trên giấy khai sinh
- Căn cứ theo quy định Điều 13 Luật trẻ em năm 2016 thì “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật”.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền có họ, tên như sau: “Cá nhân sinh ra đều có quyền có họ việc xác định họ của một cá nhân sinh ra được xác định theo họ của bố để hoặc cũng có thể xác định theo họ của mẹ đẻ, luật không hề có văn bản nào để bắt buộc phải xác định theo của bố hay của mẹ, họ theo bố hay theo mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bố, mẹ đứa trẻ được sinh ra, nếu không có thỏa thuận thì cũng sẽ được xác định theo tập quán ở tại địa phương. Nếu mà không xác định được bố đẻ là ai thì khi đi đăng ký khai sinh sẽ lấy họ của mẹ”.
Như vậy, có thể thấy rằng trẻ em sinh ra sẽ được cha mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho mình theo như quy định của pháp luật. Việc đăng ký khai sinh sẽ giúp cho một đứa trẻ được xác lập quan hệ cha mẹ – con. Đồng thời đứa trẻ đó cũng được xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình khi là công dân của Việt Nam.
Nội dung đăng ký làm khai sinh khi không đăng ký kết hôn
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi CƯ TRÚ (Con mang họ cha hay mẹ được xác định theo thỏa thuận);
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Không đăng ký kết hôn con mang họ ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTP thì khai sinh cho con cần các loại giấy tờ sau:
1. Tờ khai theo mẫu
2. Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh và nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
3. Nếu cha mẹ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn
– Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập
– Khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Theo nội dung trên có thể thấy, việc khai sinh cho con nếu vợ chồng đã đăng ký kết hôn thì cần xuất trình cả loại giấy tờ này.
Như vậy, nếu không có giấy đăng ký kết hôn, khi khai sinh bé sẽ được mang họ của mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bé mang họ của cha thì cần thực hiện thủ tục nhận cha con trước rồi mới làm khai sinh cho con.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đăng ký khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Về trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Luật hộ tịch 2014 như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Về thẩm quyền đăng ký khai sinh cụ thể như sau
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014
– Căn cứ theo Điều 35 Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
- Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Không đăng ký kết hôn con mang họ cha được không?
Khi đăng ký khai sinh cho con bạn không thể khai sinh lấy họ của cha do chưa có Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ. Trường hợp này bạn cần làm thủ tục cha nhận con sau đó tiến hành khai sinh cho con. Lúc này bạn hoàn toàn có thể để con mang họ cha ngay cả khi chưa đăng ký kết hôn.
Vậy thủ tục nhận cha con được thực hiện ra sao?
Cần làm thủ tục gì để con mang họ cha khi không đăng ký kết hôn?
Thành phần hồ sơ
- Giấy tờ phải nộp:
- Tờ khai theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP;
- Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con.
- Giấy tờ phải xuất trình đăng ký hộ tịch:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Trình tự thủ tục
- Việc hai người không đăng ký kết hôn mà muốn con mang họ cha thì còn phải làm thêm một thủ tục đồng thời với thủ tục khai sinh là thủ tục nhận cha – con. Vì khi khai sinh cho con thì phải nộp kèm theo Giấy đăng ký kết hôn, nhưng vì mình không có thì mình phải làm thêm thủ tục nhận cha – con thì mới thể hiện được thông tin cha trên giấy khai sinh.
- Thủ tục này sẽ thực hiện đồng thời với thủ tục khai sinh, theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014. Ngoài ra còn phải có một trong những chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con kèm theo khi làm thủ tục. Cụ thể tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch có quy định:
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Lưu ý: Tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP việc khai sinh cho con và nhận cha, con có thể kết hợp giải quyết đồng thời cùng lúc. Cụ thể:
1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Như vậy, vợ chồng bạn không đăng ký kết hôn mà có con chung, khi khai sinh cho con muốn mang họ cha thì buộc phải làm thủ tục nhận cha, con sau cùng với đó sẽ kết hợp cùng thủ tục đăng ký khai sinh.
Người làm thủ tục nhận cha, con cần chuẩn bị các giấy tờ cho cả việc nhận cha, con và cả đăng ký khai sinh cho con.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tội giết người bị đi tù tối đa bao nhiêu năm?
- Cướp tài sản làm chết người thì có bị truy cứu hình sự tội giết người?
- Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Không đăng ký kết hôn con mang họ ai?”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh,đổi tên giấy khai sinh, đổi tên bố trong giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, kết hôn với người Nhật Bản…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, người có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho con.
Trường hợp quá 60 ngày mà không tiến hành thủ tục khai sinh thì có thể CHA, mẹ hoặc người thân thích có trách nhiệm đăng ký có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Trong trường hợp không có giấy đăng ký kết hôn, khách hàng vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên muốn đăng ký khai sinh cho con như vậy thì theo quy định của pháp luật.
Mẹ đơn thân vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con theo những thông tin hướng dẫn sau:
– Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh theo Điều 13 Luật Hộ tịch.
– Về trách nhiệm đăng ký khai sinh: Mẹ đơn thân, ông, ba hoặc người thân thích khác có trách nhiệm đăng ký khai sinh có trẻ em theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch.
Khi đăng ký khai sinh, bạn cần chuẩn bị:
– Chứng minh nhân dân;
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu điền đầy đủ thông tin;
– Giấy chứng sinh hoặc văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh, hoặc giấy cam đoan về việc sinh;
– Lệ phí đăng ký khai sinh theo quy định. Đăng ký khai sinh cho trẻ em Việt Nam cư trú trong nước được miễn lệ phí khi thực hiện đúng thời hạn.