Xin chào Luật sư X. Hiện tại tôi mới thành lập doanh nghiệp nên băn khoăn về vấn đề thành lập công đoàn. Không biết nếu không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Công đoàn 2012
- Bộ luật Lao động 2019
- Nghị định 191/2013/NĐ-CP
Công đoàn
Công đoàn là gì?
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Quyền thành lập, gia lập và hoạt động công đoàn
Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong công đoàn
- Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
- . Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
- Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Vai trò của tổ chức công đoàn
Vai trò chung của tổ chức công đoàn:
- Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.
- Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.
Vai trò của tổ chức công đoàn đối với người lao động:
- Công đoàn không chỉ là nơi để sinh hoạt mà còn là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động.
- Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
- Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doanh nghiệp về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ thống bảo hộ sức khỏe và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công việc cho người lao động.
- Công đoàn cùng tham gia với doanh nghệp trong việc ký kết hợp đồng lao động cho người lao động, phối hợp xây dựng thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, tham gia ý kiến để doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, xây dựng chương trình định kỳ khám sức khỏe hàng năm.
- Công đoàn có cơ hội kết hợp với doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tham quan du lịch, chế độ ngày lễ tết, thực hiện việc thăm hỏi động viên những lúc ốm đau và xây dựng chế độ chính sách đến người lao động và người thân trong gia đình người lao động…
Vai trò của tổ chức công đoàn đối với doanh nghiệp:
- Công đoàn cở sở có thể thay chủ doanh nghiệp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động; phản ảnh ý kiến động viên, khuyến khích người lao động tự giác, có ý thức trong lao động, sản xuất qua đó giúp Doanh nghiệp trong việc sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp.
- Công đoàn là cầu nối trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động với người sử dụng lao động như giải quyết những vụ đình công, khiếu nại, khiếu kiện đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho Doanh nghiệp.
Thành lập công đoàn cơ sở
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Lao động 2019, quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
- Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các Điều 172, 173, 174 của Bộ luật Lao động.
- Các tổ chức đại diện người lao bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Kinh phí công đoàn là gì?
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp. Theo pháp luật hiện hành thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì một phần sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và một phần để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.
Không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn thì công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. việc thành lập công đoàn đối với doanh nghiệp là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn được cụ thể tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Công ty bạn thành lập năm 2013, chưa thành lập công đoàn cấp cơ sở nhưng vẫn thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn.
Theo Điều 5 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính Công đoàn, mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Như vậy, các doanh nghiệp dù chưa thành lập tổ chức công đoàn hay đã có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, cấp phép bay flycam … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 98/2014/NĐ-CP quy định về việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội định về thành lập các tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp trong đó có tổ chức công đoàn như sau:
Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Theo quy định của Luật Công đoàn 2012, phí công đoàn từ các nguồn:
– Mức phí công đoàn do doanh nghiệp có sử dụng người lao động được tính theo tỉ lệ là 2%, được tính trên cơ sở là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tiền lương bao gồm: Mức lương và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác trừ khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội.
– Theo Điều Lệ công đoàn Việt Nam thì các đoàn viên đều phải đóng một khoản tiền đoàn phí là 1% trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng tối đa hàng tháng người lao động là đoàn viên công đoàn phải đóng không quá 10% trên mức lương cơ sở.
– Các đối tượng không tham gia là đoàn viên của công đoàn thì không có nghĩa vụ phải đóng đoàn phí công đoàn nêu trên. Người lao động phải đóng mức phí khi là đoàn viên công đoàn mà đã có tổ chức công đoàn, trường hợp không có công đoàn thì không phải đóng khoản tiền phí này.