Kiểm tra hải quan là hoạt động quan trọng giúp cơ quan hải quan ngăn chặn rủi ro cũng như đảm bảo hiệu quả quản lý của thủ tục hải quan. Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Tùy vào mức độ rủi ro hàng hóa được xếp loại theo tiêu chí quản lý rủi ro, cơ quan hải quan sẽ áp dụng những biện pháp kiểm tra hải quan thích hợp. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật chung về kiểm tra hải quan thông qua tình huống sau đây: “Xin chào Luật sư! Tôi muốn hỏi là những đối tượng nào phải chịu sự kiểm tra hải quan? Kiểm tra hồ sơ khác với kiểm tra thực tế hàng hóa thế nào? Cảm ơn luật sư trả lời!”
Căn cứ pháp lý
Luật hải quan 2014 ban hành ngày 23/06/2014
Kiểm tra hải quan là gì?
Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Trong đó quản lý rủi ro là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả. Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan:
– Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, bao gồm:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
+ Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
– Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
– Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng phải làm thủ tục hải quan
Một số quy định pháp luật chung về kiểm tra hải quan
Kiểm tra hồ sơ hải quan
Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.
Kiểm tra thực tế hàng hóa
– Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
+ Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
+ Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên nếu các hàng hóa trên mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.
– Hàng hóa không thuộc trường hợp trên thì việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
– Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.
– Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật Hải quan.
– Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan
– Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan do thủ trưởng cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định và chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Để bảo vệ an ninh;
+ Để bảo vệ vệ sinh, môi trường;
+ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức:
+ Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;
+ Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;
+ Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.
Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan
Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải. Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, phương tiện vận tải thì cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để quyết định việc thông quan.
Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được thông quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra chuyên ngành hoặc chủ hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan và hàng hóa đó chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi được thông quan. Chủ hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan hải quan quyết định thông quan.
Thời hạn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu để bảo đảm thông quan nhanh chóng hàng hóa, phương tiện vận tải.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong Bảo hộ bản quyền tác giả . Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan được quy định cụ thể tại Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước