Kiến nghị về công tác phòng, chống tham nhũng

bởi Lò Chum
Kiến nghị về công tác phòng, chống tham nhũng

Như chúng ta thấy thì Công tác phòng chống tham nhũng vừa qua đã thu được kết quả rất khả quan, đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, hiện nay nhiều vụ đại án đã được phanh phui; một số vụ án, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng lâu nay được cho thuộc “vùng cấm”, “vùng nhạy cảm”; đã được xử lý dứt điểm, nghiêm minh có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng.

Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn là một vấn đề hết sức nhạy cảm; và diễn biến có chiều hướng phức tạp. Để hiểu rõ về vấn đề: Kiến nghị về công tác phòng, chống tham nhũng Hãy cùng; tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp luật

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018

Khái niệm tham nhũng

Bên cạnh đó để công tác phòng chống tham nhũng hiệu quả; cần có cách nhìn mới đối với khái niệm tham nhũng: Từ trước tới nay, tham nhũng được quan niệm; là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng; chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. 12 hành vi quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018; cũng thể hiện vụ lợi là dấu hiệu cơ bản của tội tham nhũng. Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý nhà nước; hiện nay, tình trạng những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không đúng, không đầy đủ; nhiệm vụ, công vụ không thể quy kết vì vụ lợi còn phổ biến. 

Cụ thể như thực hiện không đúng thời hạn; do pháp luật quy định thường gặp trong công tác  cấp sổ đỏ, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp bằng, cấp visa,…thậm chí cấp giấy khai sinh, khai tử… Thời hạn cấp sổ đỏ trước đây quy định khoảng 45 ngày, nay là; 15 ngày kể từ ngày hoàn tất hồ sơ nhưng đến nay còn khoảng hơn 20%; số mảnh đất chưa được cấp sổ đỏ lần đầu. Hay như tình trạng gây phiền hà, bức xúc; cho người dân có vụ người cha xin giấy báo tử cho con bị chết vì tai nạn nhiều lần không được là một thí dụ…

Hay việc lập biên bản vi phạm hành chính rồi, ra quyết định xử phạt hành chính; rồi nhưng bỏ đấy để đối tượng tiếp tục vi phạm. Đây ít nhất là biểu hiện; của sự thiếu trách nhiệm, xem thường kỷ luật công vụ và cũng có thể hiểu đó là tình trạng tham nhũng về quyền lực.

Với Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, lưới chống tham nhũng mới; đã được trang bị để quét những hành vi vi phạm trên. Còn về thẩm quyền xử lý đối với vi phạm: Hiện nay một trong những nguyên nhân; chủ yếu dẫn đến tồn đọng đơn khiếu nại, tố cáo là cấp trên chuyển trả đơn; về cấp dưới vì không đúng thẩm quyền. Những đơn thư có cả đơn gửi đúng trình tự, thủ tục; đơn bị gửi trả về vì bị cho là “né”, “đá” trách nhiệm. Điều này dẫn tới tình trạng tồn đọng đơn thư, gây bất lợi, phiền hà cho dân, tạo điều kiện; cho cấp dưới lộng quyền, khiến kỷ luật công vụ lỏng lẻo.

Kiến nghị về công tác phòng, chống tham nhũng
Kiến nghị về công tác phòng, chống tham nhũng

Đối với việc phát hiện tham nhũng, hiện nay chúng ta chủ yếu dựa vào truyền thông, báo chí, đơn thư của công dân… Do đó, cơ quan phòng chống tham nhũng cần chủ động phát hiện tham nhũng bằng những phương thức khác như: Tiếp công dân, tiếp xúc cử tri… Những phương thức này nếu không phát hiện được vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng thì chí ít cũng là biện pháp răn đe rất có hiệu quả đối với những người thừa hành pháp luật mà tâm chưa trong sáng. Những vấn đề cần được đưa vào quy định trong pháp luật để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Những Kiến nghị về công tác phòng, chống tham nhũng

Công tác PCTN, TNV là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Để công cuộc đấu tranh PCTN hiệu quả, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ với quyết tâm cao, trong đó tập trung vào 8 kiến nghị cơ bản:

  • Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về PCTN, trong đó; tập trung thực hiện đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019-2021; và những năm tiếp theo; tuyên truyền sâu rộng về Luật PCTN.
  • Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, bổ sung, ban hành các quy định, cụ thể hóa; các văn bản pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả PCTN. Thực hiện nghiêm Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định; chi tiết thi hành một số điều Luật PCTN; Quy định số 205-QĐ/TW của BCHTW Đảng về kiểm soát quyền lực; trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định số 01-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó; của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao…
  • Xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, đảng viên; trong công việc và trách nhiệm giải trình trước cơ quan có trách nhiệm về những vấn đề liên quan; theo quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao. Có cơ chế phù hợp khen thưởng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí đúng. Tạo điều kiện, cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ chuyên trách làm công tác PCTN. Nâng cao mức sống cho đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chức trách, nhiệm vụ; được giao, từ đó chấp hành tốt “bốn không” (không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng; và không cần tham nhũng) trong PCTN.
  • Kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện nghiêm quy định về công khai minh bạch tài sản và trách nhiệm; giải trình trong hoạt động công vụ, trong đó chú trọng; đến Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 3-1-2014 của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn; về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản thu nhập. Mới đây nhất, Quảng Bình và cả nước đã triển khai kê khai tài sản thu nhập quy định; tại Luật PCTN và Nghị định số 130/NĐ-CP, ngày 30-10-2020 của Thanh tra Chính phủ.
  • Theo đó, đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập rộng hơn bao gồm: cán bộ, công chức; sỹ quan công an nhân dân; sỹ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác; tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND…
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng; quản lý chặt chẽ cán bộ đảng viên, công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước. Nhiệm vụ này phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng, chặt chẽ. Kiểm tra toàn diện công tác cán bộ, chú trọng kiểm tra, giám sát cán bộ có biểu hiện tham nhũng, dư luận xã hội phản ánh, tố cáo; cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. 
  • Nâng cao hiệu quả công tác giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong đấu tranh PCTN. Chú trọng thực hiện nghiêm Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18-9-2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những kiến nghị, phản ánh của dân. Tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của HĐND, Ủy ban MTTQVN các cấp và nhân dân trong PCTN. Phát huy tốt quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao vai trò, vị thế và trách nhiệm báo chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong đấu tranh PCTN.
  • Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng lãng phí. Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 7-12-2015 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 07-KH/TU, ngày 22-3-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những vụ án, vụ việc tham nhũng theo nguyên tắc tích cực, khẩn trương, làm rõ đến đâu xử lý đến đó; không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định pháp luật; không có “vùng cấm” trong đấu tranh PCTN.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Kiến nghị về công tác phòng, chống tham nhũng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Công tác phòng, chống tham nhũng là gì?

Cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên phải coi công tác phòngchống tham nhũng  một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Xây dựng tổ chức chống tham nhũng ở cơ sở là gì?

Thành tích đó được toàn Đảng, toàn dân rất trân trọng, hoan nghênh và bước đầu lấy lại được lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng kết quả đó còn khiêm tốn so với mong đợi của nhân dân. Để tiếp tục phát huy thắng lợi vừa qua, tiếp tục tấn công vào quốc nạn tham nhũng, rõ ràng, Đảng và Nhà nước ta còn nhiều việc phải làm. Theo đó cần tiếp tục khắc phục tình trạng “trên nóng dưới lạnh” vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, bộ ngành. 

Cơ quan có thẩm quyền công tác phòng, chống tham nhũng?

Thanh tra phòng chống tham nhũng: Thanh tra hay có thể được hiểu cách khác nhất là kiểm soát viên và công việc của những kiếm soát viên là xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức, hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định để nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ về lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của chư thể quyền sở hữu của tổ chức hoặc là cá nhân khác. Hoạt động chính của thanh tra là quản lý về thị trường và được gọi là kiểm soát.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm