Chào Luật sư X, nhân dịp cận tết, nhu cầu sử dụng pháo nổ để chúc mừng năm mới hay dùng để giải trí cao, ngoài ra tôi có người quen giới thiệu chỗ mua pháo giá rẻ về để kinh doanh kiếm lời. Nhưng tôi nghe nói hiện pháp luật cấm hành vi mua bán pháo nổ và có thể bị xử phạt hành chính nếu phát hiện vi phạm. Vậy theo quy định hiện nay kinh doanh pháo nổ có bị cấm không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Luật Đầu tư 2020
- Nghị định 137/2020/NĐ-CP
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Kinh doanh pháo nổ có bị cấm không?
Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP định nghĩa như sau: “Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m”.
Tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:
- Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, kinh doanh pháo nổ nằm trong danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Mức phạt hành chính hành vi kinh doanh pháo nổ
Xử phạt hành chính khi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ, pháo hoa
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
- Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
- Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;
- Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;
- Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
- Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
- Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
- Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;
- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
- Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao; và hành vi ận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên
- Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.
Như vậy, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ, pháo hoa bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên đây là mức xử phạt đối với cá nhân còn tổ chức sẽ nhân đôi (Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Kinh doanh pháo nổ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh pháo nổ là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Do đó, hành vi mua bán trái phép pháo nổ nhằm mục đích buôn bán ở trong nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 190 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.
Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam
- Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
- Tái phạm nguy hiểm.
Thứ ba, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: Pháo nổ 120 kilôgam trở lên
Thứ tư, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ năm, Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 190 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội sản xuất, kinh doanh pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp kinh doanh pháo nổ 120 kilôgam trở lên thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra; Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
- Ngoài ra, Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về “Năm 2022, kinh doanh pháo nổ có bị cấm không?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm Hợp đồng thế chấp bằng tài sản… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
“a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thì được xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa;
b) Pháo hoa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng loại pháo hoa.”
Pháp luật cho phép sử dụng pháo hoa, tuy nhiên chỉ trong các dịp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Trong văn bản này không còn đề cập về việc sử dụng các loại pháo khác. Do đó, bạn cần lưu ý để tránh bị xử phạt.
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất Công ty TNHH Một thành viên hoá chất 21 (Nhà máy Z121) là nơi duy nhất được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa.