Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm nhằm hỗ trợ, hạn chế một khoản chi phí chi trả cho việc thăm khám, điều trị hoặc chi phí hỗ trợ trong quá trình phục hồi sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm khi không may gặp rủi ro về sức khỏe. Hiện nay, có hai hình thức tham gia bảo hiểm y tế là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Vậy đối với trẻ dưới 6 tuổi sẽ tham gia bảo hiểm y tế dưới hình thức nào? Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi được làm ở đâu? Trình tự, thủ tục làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo hiểm y tế 2008
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT
Nội dung tư vấn
Hồ sơ làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi bao gồm các giấy tờ sau:
– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh. Trường hợp trẻ em chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
– Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ em cư trú.
Đối với hồ sơ liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi thì theo Điều 6, Điều 7 Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.
– Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh.
- Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định).
– Sổ hộ khẩu.
- Trường hợp trẻ em có cha, mẹ nhưng không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cha, mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; ý kiến đồng ý của chủ hộ và Sổ hộ khẩu của chủ hộ.
– Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.
Làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi ở đâu?
Theo Điều 8 Thông tư Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, Luật bảo hiểm y tế năm 2008 và Luật hộ tịch năm 2014 thì theo đó, cá nhân có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính cấp giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã và tại UBND cấp huyện đối với trẻ dưới 6 tuổi có yếu tố nước ngoài đang cư trú ở trong nước.
Cá nhân có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính không có điều kiện trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã để nộp hồ sơ thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Về cơ quan thực hiện việc cấp bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội cấp huyện
- Ủy ban nhân dân cấp xã
- Ủy ban nhân dân cấp Huyện
Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế phải cùng thuộc địa bàn một huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Trình tự, thủ tục làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi
Thông thường đối với trẻ dưới 6 tuổi việc cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ được làm liên thông các thủ tục hành chính từ đăng ký khai sinh đến cấp bảo hiểm y tế. Theo đó, cha, mẹ, người thân khi làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đi làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp hồ sơ dưới đây:
+ Nếu hồ sơ nộp trực tiếp: Công chức Tư pháp – Hộ tịch, công chức phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận đồng thời viết giấy nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả từng loại việc cho người đi đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người có yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ; văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ nộp trực tuyến: việc nhận kết quả và thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Lưu ý: Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì giải thích, hướng dẫn người đi đăng ký đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
– Giải quyết đăng ký khai sinh: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện đăng ký khai sinh ngay trong ngày; trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay trong ngày thì tiến hành giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy khai sinh, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã hoặc cán bộ phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm:
- Lập hồ sơ, chuyển dữ liệu đăng ký khai sinh trên Phần mềm hộ tịch hoặc trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (nếu có) đến Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội cấp huyện; đối với trường hợp không thể thực hiện chuyển dữ liệu trên phần mềm, phải chuyển bằng hồ sơ giấy thì bàn giao hồ sơ cho cán bộ, công chức phụ trách công tác bảo hiểm y tế cấp xã để lập hồ sơ cấp Thẻ bảo hiểm y tế chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em.
- Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin qua mạng điện tử hoặc gửi trực tiếp do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra thông tin và cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu chuyển dữ liệu qua mạng điện tử, khi đến nhận kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ giấy cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện.
– Trong trường hợp trẻ em bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo cần phải điều trị tại cơ sở y tế, có xác nhận của Cơ sở y tế điều trị, việc đăng ký khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ được thực hiện theo thủ tục rút gọn như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh, đồng thời chuyển thông tin cấp thẻ bảo hiểm y tế qua mạng điện tử cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện ngay trong ngày nhận hồ sơ;
- Ngay sau khi tiếp nhận thông tin cấp thẻ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội cấp huyện giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ trong 01 ngày làm việc và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã;
Bước 4: Nhận kết quả
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã nộp hồ sơ để nhận Giấy khai sinh, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc chuyển trả kết quả trực tiếp cho người dân qua đường bưu chính tùy theo đề nghị của người dân.
– Khi trả Giấy khai sinh cho người có yêu cầu, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã hoặc cán bộ phòng Tư pháp cấp huyện ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, yêu cầu người có yêu cầu ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh.
– Trường hợp thực hiện theo thủ tục rút gọn thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả: Giấy khai sinh, Thẻ bảo hiểm y tế.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi ở đâu”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như văn phòng dịch vụ thám tử. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Trình tự thủ tục đổi thẻ BHYT 5 năm liên tục như thế nào?
- Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không?
- Khám chữa bệnh trái tuyến BHYT có được chi trả?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 10 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định: ”Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì theo đó, trẻ dưới 6 tuổi thuộc nhóm được hưởng ngân sách nhà nước khi làm bảo hiểm y tế. Chính vì thế khi làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ không mất tiền làm thẻ bảo hiểm