Làm căn cước công dân bao lâu mới có theo quy định năm 2022

bởi Thu Thủy
Làm căn cước công dân bao lâu mới có theo quy định năm 2022

Trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký xin cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân thì giai đoạn cuối là thời gian chờ lấy thẻ luôn khiến nhiều người băn khoăn. Việc này gây ảnh hưởng đến những cá nhân có lịch trình bận rộn hoặc khó sắp xếp công việc để đi nhận thẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là: Làm căn cước công dân bao lâu mới có? Và phải giải quyết như thế nào trong trường hợp chậm trả căn cước công dân? Sau đây hãy cũng Luật sư X đi tìm lời giải đáp cho những vướng mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là một hình thức mới được đưa ra nằm thay đổi hình thức của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Căn cứ dựa theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Tại khoản 1 Điều 3 ghi nhận về khái nhiệm căn cước công dân như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Làm căn cước công dân bao lâu mới có?

Muốn biết chính xác thời gian hoàn thiện và được cấp căn cước công dân, ta phải biết chính xác trường hợp và khu vực làm thẻ của công dân có nhu cầu cấp căn cước gồm 3 trường hợp được quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014 cụ thể như sau:

“Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”

Như vậy, thời hạn được cấp thẻ căn cước công dân ở thành phố, thị xã là không quá 07 ngày. Vùng núi, biên giới, hải đảo thì không quá 20 ngày áp dụng cho tất cả các trường hợp cấp mới, đổi và cấp lại. Khu vực còn lại không quá 15 ngày thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng công dân làm thẻ căn cước công dân tại các địa phương trên cả nước là rất lớn nên thời gian trả thẻ sẽ lâu hơn quy định từ 20 ngày đến 1 tháng.

Chậm trả thẻ Căn cước công dân phải giải quyết như thế nào?

Vì hiện nay trên thực tế do số lượng người làm thẻ, đổi, cấp lại căn cước công dân quá lớn, gây quá tải hệ thống. Vì vậy mà thời hạn trả thẻ Căn cước công dân sẽ bị kéo dài hơn so với quy định đã nêu trên, phụ thuộc vào tính hình thực tế và công tác triển khai thực hiện ở các địa phương. Thời gian trả thẻ căn cước công dân có thể kéo dài hơn nhiều tuần thậm chí là nhiều tháng.

Người dân bị rơi vào trường hợp chậm trả thẻ hoặc có thắc mắc liên quan đến Căn cước công dân gắn chip có thể gọi về tổng đài 1900.0368 của Bộ Công an để được tiếp nhận và giải đáp kịp thời.

Hệ thống khai trương vào ngày 6/1/2022. Đội ngũ gồm 20 nhân sự trực tổng đài viên và 20 nhân sự là cán bộ nghiệp vụ, hoạt động từ 7 giờ 30 đến 17 giờ 30 hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, sẽ giải đáp nhanh nhất những phản ánh về khó khăn, vướng mắc của người dân trong quá trình cấp Căn cước công dân gắn chip.

Làm căn cước công dân bao lâu mới có theo quy định năm 2022
Làm căn cước công dân bao lâu mới có theo quy định năm 2022

Quy trình làm Căn cước công dân gắn chip

Để đổi Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip công dân phải thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.

Bước 2: Công dân xuất trình chứng minh nhân dân đã được cấp trước đó.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.

Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã thay đổi.

Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin cước công dân và thẻ cước công dân theo quy định.

Bước 3: Công dân đóng lệ phí cấp cước công dân theo quy định

Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ cước công dân cho người đến làm thủ tục.

– Trả lại chứng minh nhân dân (chưa cắt góc) cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân nếu chứng minh nhân dân còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ).

– Thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nếu chứng minh nhân dân đã được cấp trước đó bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ).

Hướng dẫn kiểm tra căn cước công dân đã làm xong chưa

Cách 1: Tra cứu trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Tra cứu trên Cổng dịch vụ công quốc gia thông qua các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia thông qua đường link sau: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

Bước 2: Chọn mục Thông tin dịch vụ => chọn mục Tra cứu hồ sơ

Bước 3: Nhập mã hồ sơ làm Căn cước công dân mà bạn đã được cấp và tiến hành nhập mã xác thực. (Mã hồ sơ được in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân và phía dưới dòng mã vạch).

Cách 2: Gọi đến tổng đài về Căn cước công dân của Bộ Công an

Cách nhanh nhất để biết được cách Căn cước công dân của mình đã làm xong hay chưa thì bạn có thể gọi trực tiếp đến tổng đài hướng dẫn về Căn cước công dân và quản lý dân cư của Bộ Công an thông qua hotline sau: 1900.0368.

Sau đó nhấn phím 4 để nghe thông tin về tình trạng của thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, trên đây là các hướng dẫn tra cứu căn cước công dân mà các bạn có thể tham khảo thêm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm căn cước công dân bao lâu mới có theo quy định năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến soạn thảo; đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đổi tên căn cước công dân,đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nơi cấp căn cước công dân là ở đâu?

Cơ quan có thẩm quyền làm căn cước công dân bao gồm:
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết;
+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an (do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định).

Không đổi Căn cước công dân gắn chíp đúng quy định bị xử lý như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp quy định mà không đi đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân có thể bị phạt đến 500.000 đồng.

Những trường hợp bị thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân?

Căn cứ theo điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm