Xin chào Luật sư X. Tôi là Quang Huy, hiện đang sinh sống và làm việc tại một doanh nghiệp ở TP. Thái Bình. Tôi vừa vào doanh nghiệp làm được 05 tháng (từ đầu tháng 08/2021 – tháng 12/2021). Khi mới được nhận vào doanh nghiệp, cấp trên đã phổ biến về khoản tiền thưởng là lương tháng 13 cho tôi. Tuy nhiên, tôi không biết rằng đối với trường hợp của tôi làm việc chưa đủ 12 tháng có được hưởng thưởng lương tháng 13 hay không? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Dưới đây là bài viết tư vấn của Luật Sư X về Làm chưa đủ 12 tháng có được lương tháng 13 không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Tiền lương tháng 13 là gì?
Lương tháng 13 là tên gọi không chính thức của một khoản tiền thưởng.
Khoản thưởng này được một số công ty phát cho người lao động vào dịp cuối năm dương lịch, thường là tháng 12.
Lương tháng 13 không phải là thưởng Tết âm lịch, vì ở một số công ty có cả tháng lương thứ 13 và thưởng Tết.
Như vậy, tiền lương tháng 13 là khoản tiền thưởng mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động theo thỏa thuận, căn cứ theo kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Lương tháng 13 bắt nguồn từ đâu?
Theo các chuyên gia kinh tế, lương tháng 13 thực chất là một trong những chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong giai đoạn trước đây, khi Việt Nam mới gia nhập nền kinh tế thị trường và còn nhiều bất cập.
Giai đoạn này rơi vào trước năm 2000, theo đó, thay vì người lao động được hưởng lương trọn vẹn theo tháng thì doanh nghiệp sẽ tự trích ra một khoản làm quỹ dự phòng khi người lao động ốm đau, bệnh tật…
Sau 12 tháng làm việc, nếu người lao động không xảy ra sự cố gì thì doanh nghiệp sẽ trả lại khoản tiền này cho người lao động và gọi nôm na là lương tháng 13. Điều này đồng nghĩa với việc, lương tháng 13 không phải là tiền thưởng.
Theo thời gian, khi chính sách tiền lương đã rõ ràng hơn, các doanh nghiệp đều thống nhất trả đủ lương hàng tháng cho người lao động, không giữ lại bất cứ khoản nào, do đó, lương tháng 13 theo cách trên cũng không còn nữa.
Lúc này, lương tháng 13 được các doanh nghiệp dùng để gọi tên khoản tiền tăng thêm cho người lao động. Và như đã đề cập, khoản tiền này có thể có hoặc không trong dịp cuối năm.
Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động?
Không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động. Việc có trả lương tháng 13 cho người lao động hay không, trả như thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận của người lao động và doanh nghiệp, được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.
Nếu không có thỏa thuận, việc trả lương tháng 13 phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp và kết quả làm việc, sự nỗ lực, đóng góp của người lao động.
Điều kiện để người lao động được lương tháng 13
Để có tháng lương thứ 13, người lao động phải đáp ứng đủ 03 điều kiện:
– Có hợp đồng lao động bằng văn bản xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;
– Có thời gian làm việc liên tục từ 01 tháng trở lên tính đến thời điểm tính lương tháng 13;
– Vẫn còn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp đến thời điểm tính lương tháng thứ 13.
Làm chưa đủ 12 tháng có được lương tháng 13 không?
Bộ luật Lao động năm 2019 hiện hành, không quy định cụ thể về lương tháng 13. Lương tháng 13 thường được áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 01 tháng trở lên. Do vậy, người lao động chỉ cần làm việc đủ 01 tháng trở lên là được lương tháng 13.
Mỗi doanh nghiệp có cách tính lương tháng 13 riêng, dưới đây là 02 cách tính được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp.
Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình
– Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:
Mức lương tháng 13 = TLTB 12 tháng
TLTB: tiền lương trung bình
Ví dụ: Anh C có mức lương từ tháng 01/2022 – 08/2022 là 10 triệu đồng/tháng; từ tháng 09/2022 là 15 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng 13 của anh được tính như sau: [(10 triệu đồng x 8 tháng ) + (15 triệu đồng x 4 tháng)]/12 tháng = 11,7 triệu đồng.
– Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:
Mức lương tháng 13 = M/12 x TLTB
M là thời gian làm việc trong năm tính thưởng
TBTL: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.
Ví dụ: Chị N làm việc chính thức tại công ty A từ tháng 06/2021, tính đến hết tháng 12/2021 là 07 tháng, mức lương là 05 triệu đồng/tháng.
Mức lương tháng 13 của chị B tính như sau: (7 tháng/12 tháng) x 5 triệu đồng = 2,9 triệu đồng.
Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12
Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12. Tức là:
Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12
Nghỉ việc vào cuối năm có được nhận lương tháng thứ 13?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, cả lương tháng 13 không phải là nghĩa vụ bắt buộc của công ty. Theo đó, nếu công ty có quy chế riêng về việc trả lương tháng 13 thì người lao động sẽ được nhận khoản tiền này.
Vấn đề nghỉ vào cuối năm cũng như làm nửa năm có được trả lương tháng 13 hay không sẽ phụ thuộc vào quy chế riêng của từng công ty.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm chưa đủ 12 tháng có được lương tháng 13 không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tra mã số thuế cá nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu giấy uỷ quyền nhận lương hưu năm 2023
- Giải quyết tranh chấp tiền lương trong quan hệ lao động 2023
- Ngày nghỉ lễ tết lao động có được hưởng nguyên lương không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 102 Bộ luật lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Theo hướng dẫn về xác định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Công văn 560/LĐTBXH-BHXH thì:
– Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ…
Việc chi trả lương tháng 13 được hiểu là tiền lương thưởng từ phía chủ sử dụng lao động chi ra cho người lao động theo năng xuất làm việc, kết quả làm việc và những quy định trong quy chế nội bộ mỗi doanh nghiệp.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì việc chi trả lương tháng 13 về mặt thực tiễn là khoản tiền thưởng cuối năm cho người lao động, vừa mang tính chất khuyến khích vừa mang tính chất bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Vấn đề chi trả có thể được quy định trong hợp đồng lao động, theo nội quy hay thỏa ước lao động mà không phải là một nội dung bắt buộc phải thực hiện.