Làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không?

bởi Ngọc Gấm
Làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không?

Chào Luật sư, Hiện tôi đang cần làm lý lịch tư pháp để hoàn tất các thủ tục giấy tờ cho bản thân. Tuy nhiên do hiện tại đang làm giấy khai sinh và làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con nên tôi đã nộp hộ khẩu cho phía cơ quan làm sổ hộ khẩu. Cho nên khi cần xin giấy lý lịch tư pháp tôi khá lo lắng. Luật sư cho tôi hỏi làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Lý lịch tư pháp là giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi có yêu cầu. Thông qua phiếu lý lịch tư pháp, sẽ biết được cá nhân có tiền án, tiền sự hay bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

Để trả lời cho câu hỏi về Làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật lý lịch tư pháp 2009;

Quyết định số 1050/QĐ-BTP.

Lý lịch tư pháp là gì?

Khoản 1 Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp 2009 đưa ra định nghĩa rõ ràng về lý lịch tư pháp. Theo đó:

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án; quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ; thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp; hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp; phân biệt với nhau rõ ràng; dựa theo nội dung thể hiện trên phiếu đó, cụ thể:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức; quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp 2009 bao gồm:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã; hoặc đang cư trú tại Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch; có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho các công tác; quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp; hay quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho:

  • Cơ quan thực hiện hoạt động tố tụng có quyền yêu cầu; cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác chuyên môn: điều tra, truy tố, xét xử.
  • Cấp cho cá nhân theo yêu cầu để người đó; biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không?

Để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, bạn sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP nếu tự xin; hoặc Mẫu 04/2013/TT-LLTP nếu ủy quyền xin);
  • Bản chụp Chứng minh nhân dân; hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú; hoặc nơi tạm trú/ bản chụp Hộ chiếu của người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam (Trường hợp nộp bản chụp; thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu; thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật). Đối với người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam; hộ chiếu phải được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam đóng dấu vào.
  • Mẫu giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp có chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã nếu là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước; hoặc cơ quan ngoại giao; lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài; nếu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (trừ trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha; mẹ; vợ; chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp); và bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền; trong trường hợp cá nhân uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2; cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.

Làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không? Câu trả lời sẽ là không. Chiếu theo các quy định về hồ sơ cung cấp làm giấy lý lịch tư pháp thì không có yêu cầu về việc nộp hộ khẩu; mà chỉ cần cung cấp một trong số bản chụp của các giấy tờ sau:

  • Chứng minh nhân dân;
  • Căn cước công dân;
  • Hộ chiếu Việt Nam/Hộ chiếu nước ngoài (của người nước ngoài).
Làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không?
Làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không?

Lý lịch tư pháp làm ở đâu?

Lý lịch tư pháp làm ở đâu? Căn cứ theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009; cơ quan thực hiện thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:

  • Sở Tư pháp nơi thường trú thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp cho Công dân Việt Nam;
  • Sở Tư pháp nơi tạm trú thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp; cho Công dân Việt Nam không có nơi thường trú;
  • Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp; cho Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài;
  • Sử Tư pháp nơi cư trú thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp; cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
  • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp; cho người nước ngoài đã rời Việt Nam.

Thứ hai, đối với trường hợp cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2:

  • Sở Tư pháp nơi người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thường trú; hoặc tạm trú thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp; khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
  • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp; đối với người được cấp phiếu lý lịch tư pháp không xác định nơi thường trú; nơi tạm trú hoặc người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam; khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
  • Khi cá nhân có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2; thì cơ quan thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp; tương tự như trường hợp cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Thủ tục tiến hành làm lý lịch tư pháp

Có 3 cách làm Lý lịch tư pháp, bao gồm:

  • Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp,
  • Làm lý lịch tư pháp online;
  • Làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Trình tự thực hiện nếu làm lý lịch tư pháp trực tiếp:

Quy trình gồm có 02 bước:

  • Nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp.
  • Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Thành phần hồ sơ:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
  • Bản chụp Chứng minh nhân dân; hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú/ bản chụp Hộ chiếu của người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam (Trường hợp nộp bản chụp; thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu; thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật). Đối với người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam; hộ chiếu phải được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam đóng dấu vào.
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ; vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng; chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc pháp luật của nước nơi người đó là công dân hoặc thường trú. Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật của nước; mà người đó là công dân; hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.

Lưu ý: Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp.

– Cơ quan phối hợp:

  • Cơ quan Công an: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an thực hiện tra cứu thông tin và gửi kết quả tra cứu cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
  • Cơ quan Tòa án: Trường hợp sau khi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có án tích hay không có án tích.
  • Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: Trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng.
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức khác, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan: trường hợp cần xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP).
  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên; yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2) (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

– Phí: 

  • Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 200.000 đồng/lần/người.
  • Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 03 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000 đồng/Phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2.

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm lý lịch tư pháp có cần hộ khẩu không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, giấy phép flycam; Xác nhận số tài khoản ngân hàng là gì?…hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp như thế nào?

Căn cứ theo Điều 47, Luật lý lịch tư pháp 2009 thì:
– Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
– Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
– Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
– Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Làm lý lịch tư pháp bao lâu mới có?

Điều 48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài hay trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp online?

Tuy là đăng ký online nhưng sau khi đăng ký bạn cũng sẽ phải gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan nhà nước, bao gồm:
Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.
Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (nếu là mẫu số 1).
Tờ khai đã in và 02 ảnh
Mẫu số đăng ký trực tuyến lý lịch tư pháp được cấp.
Phí cấp lý lịch tư pháp và phí chuyển phát (nếu có).

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm