Luật cho vay tiền cá nhân quy định như thế nào?

bởi Hữu Duy
Luật cho vay tiền cá nhân

Khi gặp khó khăn về tài chính, đi vay tiền là giải pháp lựa chọn nhiều nhất. Hiện nay, hoạt động vay tiền diễn ra thường xuyên và phổ biến giữa các cá nhân với nhau hoặc cá nhân với ngân hàng hay Công ty tài chính. Mặc dù theo Bộ luật Dân sự 2015, khi vay tiền, chúng ta không bắt buộc phải lập thành văn bản hay phải công chứng. Tuy nhiên, để tránh rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho hai bên khi tranh chấp xảy ra, việc thành lập văn bản hợp đồng vay tiền là điều rất cần thiết và có vai trò quan trong. Bên cạnh đó, người vay và người cho cho vay cần có hiểu biết về những quy định của Luật vay tiền cá nhân. Vậy luật cho vay tiền cá nhân quy định như thế nào? Điều kiện được khởi kiện đòi nợ tại Tòa án ra sao? Khung hình phạt khi cho vay lãi suất cao như thế nào? Hồ sơ, trình tự thủ tục và án phí khởi kiện đòi nợ ra sao? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Quy định về vay mượn tiền

Vay tiền – mượn tiền là hai khái niệm mà nhiều người thường xuyên nhần lẫn. Vậy khi nào là vay tiền, khi nào thì được gọi là mượn tiền?

Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự thì:

Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Như vậy vay tiền chính là vay tài sản, mượn tiền cũng chính là mượn tài sản.

Về quyền sở hữu đối với tài sản, nếu đó là tài sản vay thì bên vay sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Nếu đó là tài sản mượn thì quyền sở hữu tài sản vẫn sẽ thuộc về bên cho mượn, bên mượn chỉ được sử dụng tài sản đó để nhằm đạt được mục đích nhất định của mình.

Về nghĩa vụ của bên vay hay bên mượn, Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 “Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

“Điều 514. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.”

Theo những quy định trên của pháp luật, nếu là vay tài sản thì quyền sở hữu tài sản đó sẽ bị thay đổi kể từ thời điểm bên vay nhận tài sản đó. Và người vay sẽ có nghĩa vụ trả lại tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay, nếu là tiền thì phải bằng số tiền đã vay và có thể có lãi kèm theo. Nếu là mượn tài sản thì quyền sở hữu tài sản sẽ không bị thay đổi. Người mượn tài sản sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại đúng vật mà mình đã mượn, không được thay thế bằng một vật cùng loại khác nếu không sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy để xác định là vay tiên hay mượn tiền phải căn cứ vào thỏa thuận của các bên. Nếu là vay tiền thì quyền sở hữu đối với khoản tiền đó sẽ thuộc về người vay và khi đến hạn trả, người vay chỉ phải trả một khoản tiền đúng bằng số tiền đã vay (có thể có lãi kèm theo) mà không phải là đúng những tờ tiền đã vay (đúng số sơ-ri, năm sản xuất…). Nếu là mượn tiền thì quyền sở hữu với số tiền đó sẽ không thay đổi và khi đến hạn trả, người mượn phải trả lại cho người cho mượn đúng những tờ tiền mà mình đã mượn, bao gồm đúng năm sản xuất, số sơ-ri… đúng tình trạng của tài sản.

Việc xác định là vay tài sản hay mượn tài sản, vay tiền hay mượn tiền sẽ xác định được quyền cũng như nghĩa vụ của các bên. Vì thế cần phải phân biệt rõ ràng giữa vay và mượn.

Luật cho vay tiền cá nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về lãi suất như sau:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay cá nhân, tuy nhiên trong trường hợp có thỏa thuận lãi suất thì mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

Trường hợp cho vay với lãi suất cao hơn quy định có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm.

Khung hình phạt khi cho vay lãi suất cao

  • Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên 155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật cho vay tiền cá nhân
Luật cho vay tiền cá nhân

Điều kiện được khởi kiện đòi nợ tại Tòa án

  • Tranh chấp vay nợ còn trong thời hiệu khởi kiện và thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, vẫn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay.
  • Nộp hồ sơ khởi kiện đòi nợ đúng thẩm quyền của Tòa án: Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải đầy đủ và chính xác khi nộp cho Tòa án

Cơ sở pháp lý: Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 35, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ

  • Đơn khởi kiện đòi nợ theo mẫu.
  • Bản sao hợp đồng vay tiền, giấy tờ vay nợ (nếu có).
  • Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
  • Các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện.

Trình tự thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân

Bước 1: Liên hệ lại với bên vay nợ để xác minh thông tin lần cuối trước khi khởi kiện.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ cá nhân cùng chứng cứ lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ cá nhân.

Án phí khởi kiện đòi nợ

TTTên án phíMức án phíTạm ứng án phí
IÁn phí dân sự sơ thẩm
1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
aTừ 06 triệu đồng trở xuống.300.000 đồngBằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
bTừ trên 06 – 400 triệu đồng.5% giá trị tài sản có tranh chấp.
cTừ trên 400 – 800 triệu đồng.20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng.
dTừ trên 800 triệu đồng – 02 tỷ đồng.36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng.
đTừ trên 02 – 04 tỷ đồng.72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng.
eTừ trên 04 tỷ đồng.112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.

Cơ sở pháp lý: Căn cứ Điều 7 và Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tài chính đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật cho vay tiền cá nhân“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý về vấn đề lệ phí chuyển đổi đất ao sang đất ở. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vay tiền cá nhân có phải công chứng không?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đồng thời căn cứ quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Ngoài ra, khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng vay tiền cá nhân phải lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi thì bên vay hoặc bên cho vay có quyền yêu cầu công chức hợp đồng vay tiền cá nhân.

Cho vay không lãi suất có vi phạm pháp luật?

Căn cứ khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận. Do đó, khi hai bên đã thỏa thuận cho vay không lãi suất thì không vi phạm pháp luật, trừ trường hợp thỏa thuận cho vay không lãi suất là trái với quy định của cơ quan, tổ chức cho vay, gây thiệt hại với bên cho vay.

Thẩm quyền giải quyết đòi người vay trả tiền như thế nào?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Đối với tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu các đương sự có thỏa thuận với nhau) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Doanh nghiệp có được vay tiền cá nhân không?

Việc doanh nghiệp vay tiền cá nhân trong thực tế vô cùng phổ biến, đặc biệt là vay mượn giữa chủ sở hữu, cổ đông công ty với công ty do họ làm chủ. Đây là quyền tự do của các bên khi tham gia vào hoạt động cho vay nên không bị pháp luật ngăn cấm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm