Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 số: 58/2020/QH14

bởi Thanh Loan
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 số: 58/2020/QH14

Hòa giải trong vụ án dân sự là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết các việc dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, việc làm. Luật Hòa giải và Đối thoại Tòa án 2020, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021, có các quy định về nguyên tắc hòa giải và đối thoại tại tòa án. Bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 số: 58/2020/QH14 tại bài viết dưới đây của Luật sư X.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:58/2020/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:16/06/2020Ngày hiệu lực:01/01/2021
Ngày công báo:23/07/2020Số công báo:Từ số 709 đến số 710
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Trường hợp không tiến hành hoà giải, đối thoại tại Toà án

Đây là nội dung nổi bật tại Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2020.

  • Theo đó, không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong 07 trường hợp sau đây:Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước;
  • Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
  • Đương sự đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì lý do chính đáng;
  • Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại;
  • Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính;
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Các hình thức hòa giải

Hòa giải trong tố tụng dân sự của Tòa án

Hòa giải trong tố tụng dân sự của Tòa án là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động, trừ những trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Trường hợp các đương sự thống nhất thỏa thuận với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Hòa giải trong tố tụng trọng tài

Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, các bên tranh chấp có thể thương lượng, tự hòa giải hoặc đề nghị trọng tài giúp các bên hòa giải. Trọng tài cũng có thể chủ động tự mình tiến hành hòa giải các bên. Nếu các bên thông qua hòa giải giải quyết được tranh chấp thì có thể yêu cầu trọng tài viên xác nhận sự thỏa thuận đó bằng văn bản, lập biên bản hòa giải thành và công nhận sự thỏa thuận của các bên. Văn bản này có giá trị như quyết định trọng tài – có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo.

Hòa giải tranh chấp lao động

Hòa giải tranh chấp lao động được Hội đồng trọng tài lao động hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hòa giải viên lao động) tiến hành khi có tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể và trong quá trình học nghề giữa người lao động với người sử dụng lao động. Thẩm quyền và trình tự hòa giải tranh chấp lao động được quy định tại Bộ luật Lao động.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Đây là việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp đối với các tranh chấp về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 số: 58/2020/QH14
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 số: 58/2020/QH14

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Hòa giải ở cơ sở

Khác với các loại hình hòa giải nêu trên, hòa giải ở cơ sở trước hết xuất phát từ đặc điểm lịch sử, truyền thống, tâm lý dân tộc. Ở Việt Nam, nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với nhu cầu làm thủy lợi, đắp đê, chống lụt, thêm vào đó là nguy cơ giặc ngoại xâm luôn đe dọa đã khiến cho người Việt cổ sớm hình thành lối sống cộng đồng, truyền thống đoàn kết, tương thân, thương ái. Vì vậy, hòa giải được xem là phương án tối ưu để giải quyết xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân…

Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định:

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này”.

Tải xuống Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 số: 58/2020/QH14

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 số: 58/2020/QH14”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Trích lục khai sinh Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

TAND tối cao có trách nhiệm thế nào trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án?

Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì TAND tối cao có trách nhiệm sau đây:
Tổ chức, quản lý hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này;
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại; quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và việc sử dụng thẻ Hòa giải viên;
Phối hợp với Chính phủ trong việc trình Quốc hội quyết định kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của pháp luật;
Kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động hòa giải, đối thoại;
Giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
Báo cáo Quốc hội về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong báo cáo công tác hằng năm;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

Quy định về quyền của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án?

Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có các quyền sau đây:
Đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại;
Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Luật này tham gia hòa giải, đối thoại;
Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
Đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định của Luật này;
Tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham gia hòa giải, đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn;
Yêu cầu Hòa giải viên, người tham gia hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại giữ bí mật thông tin do mình cung cấp;
Bày tỏ ý chí, đề xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội dung hòa giải, đối thoại;
Yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành;
Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo quy định của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm