Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 78/2015/QH13

bởi Nguyen Duy
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 782015QH13

Nghĩa vụ quận sự là một trong những nghĩa vụ thiên liêng trong thời bình của công dân Việt Nam đối với đất nước. Nghĩa vụ quân sự và các vấn đề pháp lý liên quan đến nghĩa vụ quân sự cũng được nhà nước quan tâm và điều chỉnh, trong đó có Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 78/2015/QH13. Vậy cụ thể Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 78/2015/QH13 có gì đáng chú ý? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Thuộc tính văn bản Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 78/2015/QH13

Số hiệu:78/2015/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:19/06/2015Ngày hiệu lực:01/01/2016
Ngày công báo:26/07/2015Số công báo:Từ số 863 đến số 864
Tình trạng:Còn hiệu lực

Kéo dài tuổi gọi nhập ngũ đối với sinh viên

Từ ngày 01/01/2016, công dân được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ kéo dài đến hết 27 tuổi theo Luật nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13.

Nghĩa vụ quân sự bao gồm?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Tải văn bản Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 78/2015/QH13

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự

Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 782015QH13
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 78/2015/QH13

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có mấy chương mấy điều?

Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19-6-2015 là sự điều chỉnh cần thiết để kịp thời khắc phục những bất cập của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1994 và năm 2005), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đây là cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc;

Nhờ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân được bảo đảm và không ngừng được nâng cao, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

So với Luật cũ, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã được sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện.

Cụ thể, về kết cấu, Luật mới gồm 09 chương, 62 điều; so với Luật cũ, giảm 02 chương, 09 điều do bỏ chương “Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp” gồm 04 điều (sẽ có luật riêng), 10 chương còn lại viết gọn thành 09 chương, không có điều nào được giữ nguyên.

Về nội dung, Luật mới cơ bản kế thừa có chọn lọc Luật cũ, sắp xếp, trình bày một cách chặt chẽ, khoa học hơn và đã sửa đổi, bổ sung một số vấn đề

Điểm mới trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 bổ sung một số vấn đề mới đáng chú ý như sau:

  • Kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đối với sinh viên được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.

So với Điều 12 của Luật cũ, thì Điều 30 Luật mới còn có sự thay đổi đáng chú ý là: cụm từ “Công dân nam đủ mười tám tuổi” được thay bằng cụm từ “Công dân đủ 18 tuổi”, để thể hiện công dân nữ đủ 18 tuổi cũng có thể nhập ngũ, đáp ứng yêu cầu, nguyên tắc bình đẳng giới;

Tạo điều kiện cho công dân nữ rèn luyện và trưởng thành trong môi trường quân đội, góp phần tạo nguồn cán bộ nữ cho địa phương.

Điều 4 của Luật cũ “Công dân nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ”, được khoản 2 Điều 6 của Luật mới sửa thành “Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”.

  • Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

Điều 21 của Luật mới quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng;

Trong khi đó, Điều 14 của Luật cũ quy định thành 2 mức: 18 tháng dành cho hạ sĩ quan và binh sĩ nói chung; 24 tháng dành riêng cho hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ trên tàu hải quân.

Quy định như trong Luật mới sẽ bảo đảm đủ thời gian huấn luyện quân sự, kỹ thuật, chiến thuật, giáo dục chính trị;

Qua đó, giúp cho quân nhân nâng cao được bản lĩnh chiến đấu, kỹ năng khai thác, làm chủ các loại vũ khí, trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ngoài ra còn có một số điểm mới như hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba.

  • Quy định mới về tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ;
  • Công nhận thực hiện nghĩa vụ quân sự và hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
  • Đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Chế độ, chính sách. Để động viên, khuyến khích công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Các hành vi bị nghiêm cấm. Đây là nội dung hoàn toàn mới, được quy định tại Điều 10 của Luật mới. Theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm là: trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự;…

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số 78/2015/QH13” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới xác nhận tình trạng hôn nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự

Quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ?

Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.
Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
c) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Đúng đối tượng, trình tự thủ tục, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
Thống nhất, công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
Quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Mọi thay đổi về cư trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm