Luật phòng chống ma túy 2021 có nội dung gì nổi bật?

bởi Trà Ly
Luật phòng chống ma túy 2021 có nội dung gì nổi bật?

Ngày 30/3/2021, tại kỳ họp thứ 11 thì Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Phòng, chống ma tuý 2021 (Luật số 73/2021/QH14); có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật phòng chống ma túy 2021 quy định về việc phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào; công tác cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy và quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy. Để nắm rõ hơn về các quy định nổi bật tại Luật phòng chống ma tuy, hãy xem tài tải xuống Luật phòng chống ma túy 2021 dưới bài viết này của Luật sư X nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:73/2021/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:30/03/2021Ngày hiệu lực:01/01/2022
Ngày công báo:30/04/2021Số công báo:Từ số 567 đến số 568
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 bao gồm 08 chương 55 điều. So với Luật cũ, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 có một số điểm mới chủ yếu như sau:

1. Các quy định thể hiện rõ quan điểm về kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến ma túy, tiền chất (tại chương III) và quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép ma túy ngay từ lần phát hiện đầu tiên (tại chương IV).

2.  Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng trong việc phòng, chống ma túy. Bổ sung quy định xác định rõ ràng cụ thể các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy và nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan này (tại chương II).

3.  Bổ sung một số quy định để quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy:

– Người sử dụng trái phép chất ma túy bị lập danh sách và được quản lý, theo dõi, hỗ trợ… trong thời hạn 01 năm bởi Ủy ban nhân dân cấp xã. Quy định cụ thể việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính (Điều 23).

– Người nghiện ma túy trong thời hạn cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc (Điều 32).

– Người hoàn thành cai nghiện ma túy (tự nguyện, bắt buộc), người hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế phải chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú.

– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện thì bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Luật phòng chống ma túy 2021 có nội dung gì nổi bật?
Luật phòng chống ma túy 2021 có nội dung gì nổi bật?

4.  Bổ sung quy định về các trường hợp phải xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện ma túy nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phân loại, quản lý đối tượng và việc áp dụng các biện pháp quản lý, cai nghiện phù hợp.

Cụ thể tại Điều 22 quy định như sau:

Điều 22. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể

1. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây:

a) Người bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

b) Người mà cơ quan, người có thẩm quyền có căn cứ cho rằng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;

c) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời hạn quản lý;

d) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; đang cai nghiện ma túy; đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy.

2. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tiến hành xét nghiệm chất ma túy theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, người có chuyên môn xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính thì gửi ngay kết quả đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có kết quả xét nghiệm dương tính cư trú, trừ trường hợp người đó đang cai nghiện ma túy bắt buộc.

3. Nhà nước bảo đảm kinh phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

5.  Đối với cai nghiện ma túy:

– Bổ sung quy định cho phép người lần đầu được xác định là nghiện ma túy có quyền lựa chọn biện pháp cai nghiện ma túy phù hợp (hoặc cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế) (Điều 27).

– Bổ sung các quy định nhằm linh hoạt hơn khi tiến hành lựa chọn biện pháp cai nghiện ma túy có thể thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (Điều 31, 35).

– Bổ sung các quy định nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp cai nghiện ma túy thông qua việc quy định cụ thể các giai đoạn của quy trình cai nghiện ma túy (Điều 29); quyền và trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng (Điều 35, 36) và chính sách của Nhà nước hỗ trợ kinh phí cai nghiện ma túy tự nguyện (khoản 3 Điều 30).

– Quy định cho phép cơ sở cai nghiện ma túy, cá nhân, tổ chức đủ điều kiện theo quy định của Luật này được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng nhằm góp phần hỗ trợ, khắc phục hạn chế của công tác này thời gian qua (khoản 7 Điều 30).

Tải xuống Luật phòng chống ma túy 2021

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật phòng chống ma túy 2021 có nội dung gì nổi bật?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy?

Căn cứ Điều 44 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy như sau:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống ma túy.
4. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
5. Thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
6. Tổ chức đấu tranh phòng, chống ma túy.
7. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy.
9. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.
10. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
11. Khen thưởng, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy

Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy là những cơ quan nào?

Tại Điều 5 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy như sau:
Điều 5. Các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân bao gồm: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (hoặc Đội có chức năng điều tra tội phạm về ma túy) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng bao gồm: Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm (Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm), Đội Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, thành phố; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc các Đồn Biên phòng (Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng); Hải đoàn Biên phòng
3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Cảnh sát biển bao gồm: Cục Nghiệp vụ và pháp luật, các Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng; Phòng Phòng, chống tội phạm ma túy thuộc các Vùng Cảnh sát biển.
4. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Hải quan bao gồm: Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính; Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (hoặc Đội Kiểm soát Hải quan) trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Tổ Kiểm soát ma túy thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm