Luật về ngộ độc thực phẩm cần lưu ý những gì?

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, tuần trước tôi cùng gia đình đi ăn phở tại một nhà hàng , khi về thì có các dấu hiệu buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt,… Sau đó nhập viện thì đucợ chuẩn đoán là ngộ độc thực phẩm. Vậy tôi có thể yêu cầu nhà hàng đó bồi thường và trả viện phí không? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về ngộ độc thực phẩm? Xin được tư vấn.

Chào bạn, nhiều quán ăn, nhà hàng vì lợi nhuận mà sử dụng nhiều thủ đoạn xấu xa như lựa chọn thực phẩm kém chất lượng, chế biến không đảm bạo vệ sinh an toàn thực thẩm kiến cho khách bị ngộ độc thực phẩm. Vậy trong trường hợp này pháp luật quy định ra sao? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi có người bị ngộ độc thực phẩm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực, là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia,… 

Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày; trong trường hợp nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tiêu chí kiểm tra an toàn thực phẩm

Mặc dù được miễn giảm Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng các trường hợp trên vẫn thường xuyên bị kiểm tra, cho nên đối với các đơn vị này cần tuân thủ các tiêu chí kiểm tra của cơ quan chức năng, nhằm tuân thủ pháp luật và cũng là cách bảo vệ sức khỏe dành cho khách hàng của mình:

Các tiêu chí kiểm tra bao gồm:

(1) Nơi kinh doanh phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm.

(2) Bày bán/chế biến thức ăn trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất 60 cm

(3) Thức ăn được che đậy, bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi, bụi bẩn, mưa nắng và các loài côn trùng, động vật khác

(4) Không để lẫn giữa những thực phẩm sống và thực phẩm chín

(5) Có dụng cụ xúc, gắp thức ăn sạch sẽ

(6) Bảo đảm có đủ nước và nước đá sạch phù hợp với quy định

(7) Người sản xuất kinh doanh nhóm ngành nghề này phải có sức khỏe tốt và có kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

(8) Có sổ sách ghi chép nguồn thực phẩm

(9) Có đủ dụng cụ, túi đựng chất thải, rác thải kín và hợp vệ sinh.

Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm

Quyền của người tiêu dùng thực phẩm

Theo Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, người tiêu dùng có tám quyền sau đây:

(i)      Quyền được an toàn;

(ii)     Quyền được thông tin;

(iii)    Quyền được lựa chọn;

(iv)    Quyền được lắng nghe;

(v)     Quyền được tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

(vi)    Quyền được yêu cầu bồi thường;

(vii)   Quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện;

(viii) Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng.

Nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm

Không chỉ quy định về quyền và các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, một trong những điểm nổi bật mà Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đưa ra là quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng. Quy định cụ thể về nghĩa vụ của người tiêu dùng được ghi nhận tại Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.  

Luật An toàn thực phẩm năm 2010 cũng có quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm tại Khoản 2 Điều 9.  

Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Trách nhiệm chung của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với người tiêu dùng thực phẩm

Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về “Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng”. Trong đó, quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 liên quan đến trách nhiệm của thương nhân trong lĩnh vực ATVSTP, đó là trách nhiệm “Ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật” và “Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa”. Việc ghi nhãn mác hàng hoá là một hình thức đảm bảo cho thông tin về thực phẩm được cung cấp đầy đủ, tạo điều kiện cho người tiêu dùng dựa vào đó để lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Thực hiện cảnh báo về nguy cơ gây nguy hiểm của thực phẩm là trách nhiệm mà chỉ có nhà sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm có thể thực hiện vì họ là chủ thể hiểu rõ nhất về thực phẩm mà mình đang sản xuất và kinh doanh.

Quy định trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật và bồi thường thiệt hại do hàng hoá có khuyết tật gây ra

Một trong những quy định mang tính đột phá nhất của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là quy định tại Điều 23 về “Bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra” hay trách nhiệm sản phẩm. Cùng với đó là quy định về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật tại Điều 22. Các quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm và đảm bảo ATVSTP ngay từ khâu sản xuất.. Đây chính là rào cản pháp lý hữu hiệu để các nhà sản xuất, kinh doanh nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất, bảo quản nếu không muốn bị truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm mình sản xuất ra gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.                                      

Thực phẩm có khuyết tật ngay từ giai đoạn sản xuất nếu đuợc đưa vào lưu thông thì hậu quả tất yếu sẽ thiệt hại cho người tiêu dùng về tính mạng, sức khỏe, tài sản.  

Bị ngộ độc thực phẩm ai bồi thường?

Luật về ngộ độc thực phẩm cần lưu ý những gì?
Luật về ngộ độc thực phẩm cần lưu ý những gì?

Theo quy định tại khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Theo đó, ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.

Người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Đồng thời, theo quy định bồi thường thiệt hại tại khoản 1, Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Theo đó, để xác định khi bị ngộ độc ai bồi thường cần phải xác định được nguyên nhân gây ngộ độc và cá nhân, tổ chức gây ra ngộ độc.

Nếu việc khách hàng bị ngộ độc thực phẩm do lỗi của người bán hàng thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra cho khách hàng.

Nếu cơ quan chức năng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc là do hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất thì cá nhân, tổ chức đó sẽ phải bồi thường.

Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại, tổ chức, cá nhân gây ngộ độc còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi.

Làm thế nào để đòi bồi thường khi bị ngộ độc thực phẩm

Nếu bị ngộ độc thực phẩm, cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi khởi kiện đương sự phải nộp kèm chứng cứ chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 585 và 590 Bộ Luật Dân sự 2015, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

Thiệt hại đó bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu (mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở).

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Luật về ngộ độc thực phẩm cần lưu ý những gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định thẩm quyền đăng ký lại khai sinh; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm?

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 27, 28, 29 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Các hoạt động của tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam bao gồm hướng dẫn, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, kế hoạch và biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Quyền khởi kiện tập thể thông qua tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có nhiều điều kiện cũng như cơ hội để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Lợi ích của việc khởi kiện tập thể là tăng cường sức mạnh cho tập thể những người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi, tạo sức ép lớn lên thương nhân vi phạm và tiết kiệm chi phí cho Nhà nước.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?

Vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) gây ra các triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt và tiêu chảy.
Độc tố tụ cầu Staphylococcus có trong sữa, thịt gia cầm chưa nấu chín gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy.
Độ tố vi khuẩn Clostridium botulinum trong thịt cá bị ươn, ôi thiu phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, gây tử vong.
Độc tố vi nấm Aflatoxin trên các loại hạt như lạc, đậu nành, hướng dương, điều, ngô; các loại bột từ những hạt này khi bị nấm mốc.
Các loại virus viêm gan A (HAV) và Norwalk trong các loại thực phẩm như rau sống, thức ăn chế biến nguội; các loại nhuyễn thể như sò, ốc, hến sống ở vùng nước bẩn.
Sán lá gan nhỏ trong các món ăn chế biến từ gỏi cá sống, cá nướng, ốc chưa luộc chín.
Các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm.
Tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.
Các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng, hoặc dùng quá liều lượng, quá thời hạn,…

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hiện nay?

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp sau theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Trong đó, nhóm cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm vẫn có thể hoạt động được bao gồm:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
– Sơ chế nhỏ lẻ
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
– Nhà hàng trong khách sạn.
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
– Kinh doanh thức ăn đường phố.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm