Lương tháng 13 có được tính vào chi phí không?

bởi Tình
Lương tháng 13 có được tính vào chi phí không?

Thưa Luật sư X. Tôi là Hoàng Nga, hiện đang là giám đốc của một doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ. Doanh nghiệp A của tôi có đưa ra thỏa thuận về lễ thưởng tháng thứ 13 cho tất cả nhân viên trong dịp cuối năm. Khi doanh nghiệp của tôi chi thưởng thì có soạn Biên bản họp thông qua điều kiện thưởng, mức thưởng kèm theo danh sách lao động được thưởng, quyết định thưởng và chứng từ thanh toán tiền thưởng. Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ được quy định liên quan đến vấn đề này như lương tháng 13 có được tính vào chi phí được trừ hay không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề lương tháng 13. Mời bạn đón đọc bài viết dưới đây của Luật Sư X về Lương tháng 13 có được tính vào chi phí không?.

Căn cứ pháp lý

Lương tháng thứ 13 là gì?

Quy định pháp luật hiện nay không có quy định về tiền lương tháng 13 mà tiền lương tháng 13 được hiểu là tiền thưởng.

Lương tháng 13 có thể hiểu là cách gọi tên của một khoản tiền thưởng mà người sử dụng lao động trả cho người lao động thông thường là vào tháng 12 khi hết năm dương lịch, và được thoả thuận giữa công ty và người lao động. Khoản tiền lương tháng 13 một số người còn hiểu lầm nó là khoản tiền thưởng tết nguyên đán của nước ta nhưng trên thực tế nó không phải là thưởng Tết Âm lịch vì ở một số công ty có sự phân biệt rõ ràng giữa lương tháng 13 và thưởng Tết. Như vậy đây là khoản tiền thưởng hằng năm của người sử dụng lao động dành cho người lao động.

Có bắt buộc chi trả lương tháng 13 không?

Tiền lương tháng 13 không phải là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận

Có nghĩa là, lương tháng 13 không phải tiền lương theo công việc hay chức danh của người lao động.

Nếu doanh nghiệp thua lỗ hoặc người lao động không hoàn thành công việc của mình có thể sẽ không nhận được tiền lương tháng 13.

Tóm lại, người lao động sẽ chỉ nhận được tiền lương tháng 13 nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về lương tháng 13 trong hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả khoản tiền trên.

Lương tháng 13 có được tính vào chi phí không?

Theo điểm 2.6, khoản 2, điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Như vậy để khoản tiền lương tháng 13 có được tính chi phí được trừ hay không thì doanh nghiệp phải đảm bảo được quy định cụ thể ở một trong các văn bản theo quy định nêu trên.

Khi chi thưởng phải có Biên bản họp thông qua điều kiện thưởng, mức thưởng… kèm theo danh sách lao động được thưởng, quyết định thưởng và chứng từ thanh toán tiền thưởng… Nhưng phải đảm bảo rằng doanh nghiệp trả lương tháng 13 là doanh nghiệp làm ăn có lãi.

Lương tháng 13 có phải tính thuế thu nhập cá nhân?

Theo khoản 2 điều 8, thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế: Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Khoản 2, điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:………”(Trong các khoản tiền thưởng được liệt kê, không có mục nào nói về thưởng lương tháng 13).

Như vậy theo quy định trên thì tiền lương tháng thứ 13 mà người lao động nhận được là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tháng lương thứ 13 có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo như trình bày phía trên, lương tháng 13 thực chất là một khoản tiền thưởng.

Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện nay, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.

Trong đó, khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như:

  • Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Do vậy, nếu trong hợp đồng lao động ghi tháng lương thứ 13 này ở một mục riêng, không gộp chung với khoản tiền lương hàng tháng thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Lương tháng 13 có được tính vào chi phí không?
Lương tháng 13 có được tính vào chi phí không?

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Lương tháng 13 có được tính vào chi phí chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Lương tháng 13 có được tính vào chi phí không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chi phí lương tháng 13 là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm nào?

Lương tháng 13 phục vụ cho sản xuất kinh doanh của năm nào thì tính vào chi phí của năm đó. Ví dụ: lương tháng 13 phục vụ sản xuất kinh doanh cho năm X, nhưng lại trả vào năm X+1 thì được tính vào chi phí được trừ của năm X.

Tiền lương tháng 13 của người lao động trong cùng công ty có như nhau không?

Tiền lương tháng 13 là một loại tiền thưởng.
Do vậy nó phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động nên sẽ trả theo kết quả đóng góp, không thể cào bằng cho mọi người lao động.
Người sử dụng lao động phải căn cứ, đánh giá kết quả công việc sau một năm của người lao động sau đó mới có thể quyết định mức tiền tháng lương thứ 13 của người lao động đó.
Nếu người sử dụng lao động chi trả tháng lương thứ 13 cho tất cả người lao động như nhau sẽ không làm động lực thúc đẩy để người lao động tích cực làm việc, phát huy sáng kiến, …

Tại sao lại có lương tháng 13?

Nguồn gốc lương tháng 13 bắt nguồn từ chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động. Trước đây, mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ trích từ tiền lương của người lao động ra một khoản để làm quỹ dự phòng khi người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đến nó thì cuối năm, doanh nghiệp sẽ hoàn trả lại cho nhân viên. Gọi là lương tháng 13.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm