Mã thửa đất là gì theo quy định hiện nay?

bởi PhamThanhThuy
Mã thửa đất là gì theo quy định hiện nay?

Chào luật sư, hiện nay quy định về mã thửa đất là gì tôi vẫn chưa hiểu. Tôi có ý định mua đất nhưng khi xem bản đồ thửa đất nhưng tôi vẫn chưa biết mã số đất được ghi ở đâu. Tôi cũng có thắc mắc mã thửa đất có được ghi trên sổ đỏ không? Mã thửa đất được hình thành dựa trên những yếu tố gì của thửa đất đó? Mã thửa đất có phải là số thứ tự thửa đất hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:

Mã thửa đất là gì theo quy định hiện nay?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó.

Các trường hợp chỉnh lý số thứ tự thửa đất theo quy định hiện nay

Việc chỉnh lý số thứ tự thửa đất được quy định như sau:

(1) Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất lớn nhất trong mảnh bản đồ.

Trường hợp ghép mảnh bản đồ khi sáp nhập xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thì số thứ tự các thửa đất trên mảnh bản đồ của xã sau khi sáp nhập mà có trụ sở Ủy ban nhân dân xã mới được giữ nguyên, số thứ tự các thửa đất trên mảnh bản đồ ghép vào được đánh lại tiếp theo số thứ tự thửa đất lớn nhất; lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý” ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ.

(Trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính

Nội dung “Bảng các thửa đất chỉnh lý” phải thể hiện số thứ tự, mã loại đất và diện tích thửa đất tách, hợp đã được chỉnh lý và số thứ tự thửa, mã loại đất và diện tích mới của thửa đất đó sau chỉnh lý;

(2) Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần thửa đất mà phần thu hồi không tạo thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại không bị chia cắt thành nhiều thửa đất thì phần diện tích còn lại không thu hồi vẫn giữ nguyên số thứ tự thửa đất cũ;

(3) Chỉnh lý số thứ tự mảnh bản đồ địa chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã:

– Trường hợp nhập xã: Số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính của xã sau khi sáp nhập mà có trụ sở UBND cấp xã mới được giữ nguyên, số thứ tự các mảnh bản đồ ghép vào được đánh lại tiếp theo số thứ tự mảnh bản đồ lớn nhất.

Các yếu tố thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ; sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ.

Đối với các mảnh bản đồ địa chính có đường địa giới xã cũ đi qua thì thực hiện việc ghép mảnh bản đồ địa chính hoặc giữ nguyên mảnh bản đồ địa chính cũ.

– Trường hợp tách xã thành các xã riêng biệt:

Thực hiện đánh lại hoặc giữ nguyên số thứ tự mảnh bản đồ địa chính theo từng xã mới.

Chỉnh lý các thông tin bản đồ địa chính theo xã mới, các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ, sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ.

– Trường hợp tách một phần xã để hợp nhất với xã khác:

Giữ nguyên số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính đối với phần diện tích còn lại của xã bị tách (phần diện tích không bị sáp nhập với xã khác) và số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính của xã nhập (xã sáp nhập một phần diện tích của xã kia vào), chỉnh lý lại số thứ tự mảnh bản đồ địa chính đối với phần diện tích bị tách ra theo số tiếp theo số thứ tự mảnh bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất của xã nhập.

Các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ; sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ.

– Trường hợp giải thể các xã chỉ còn cấp huyện (đơn vị hành chính cấp huyện không có xã):

Thực hiện chỉnh lý các thông tin bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính mới.

Các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ. Sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả của bản đồ địa chính sau chỉnh lý.

Trường hợp thực hiện đo đạc mới bản đồ địa chính, trích đo địa chính (trừ trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm) thì UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật giao cho cấp huyện và cấp xã trên phạm vi địa bàn.

Thông tin về thửa đất tại trang hai của sổ đỏ gồm những gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về thửa đất được thể hiện trên sổ đỏ đối với tất cả các trường hợp được quy định như sau:

– Số thửa đất (số hiệu thửa đất):

Đây là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính được ghi theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

– Số tờ bản đồ:

Đây là số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trong trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.

– Địa chỉ thửa đất:

Trong sổ đỏ cần ghi rõ tên khu vực; số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

– Diện tích của thửa đất:

Ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị m2.

– Hình thức sử dụng:

+ Đối với trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất thì pháp luật quy định ghi “Sử dụng riêng”.

+ Đối với trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì pháp luật quy định ghi “Sử dụng chung”.

+ Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo theo đúng quy định của pháp luật.

– Mục đích sử dụng đất:

+ Mục đích sử dụng đất sẽ được ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể đối với từng loại đất theo quy định của pháp luật.

+ Đối với thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó.

– Thời hạn sử dụng đất: 

+ Đối với trường hợp các chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trong trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi thời hạn sử dụng đất đến ngày được quy định theo thời hạn được sử dụng.

+ Đối với trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì pháp luật quy định ghi “Lâu dài”.

+ Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): Sử dụng đến ngày …/…/…”.

– Nguồn gốc sử dụng:

Đối với nguồn gốc sử dụng thì sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể mà xác định thông tin về nguồn gốc sử dụng sẽ khác nhau cụ thể như:

+ Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

+ Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

+ Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất.

+ Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất,…

Mã thửa đất là gì theo quy định hiện nay?
Mã thửa đất là gì theo quy định hiện nay?

Số tờ, số thửa đất trên sổ đỏ là gì?

Hiện nay, số tờ, số thửa đất trên sổ đỏ là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản về bất động sản. Không những thế, số tờ số thửa có vai trò khá quan trọng khi mua bán đất đai. Trên thực tế, nhiều người dân khi mua bán đất đai không chú ý đến vấn đề này cho đến khi được hỏi thì không biết trả lời sao cho đúng.

Theo định nghĩa của Luật Đất đai năm 2013 đã đưa ra định nghĩa về thửa đất như sau:

“Thửa đất là một trong những chế định pháp lý của nhà nước. Nó được quy định rõ ràng tại các Điều Luật, văn bản quản lý đất đai của Việt Nam. Theo đó, có thể hiểu rằng thửa đất là phần đất được giới hạn bởi những ranh giới trên thực địa. Cũng có thể là diện tích đất được mô tả thông qua những điểm mấu, đường ranh trên hồ sơ quản lý. Một thửa đất được xác định bằng những thông tin sau: Vị trí, loại đất ( mục đích sử dụng đất), số thửa ghi trên bản đồ.”

Tất cả các thửa đất đều sẽ được cơ quan địa chính đo đạc kỹ càng. Ngoài thửa đất, chủ sở hữu còn có quyền đối với các loại tài sản gắn liền trên đất như: Nhà ở, nhà máy, cửa hàng, doanh nghiệp, nhà kho, cơ sở trưng bày sản phẩm; Nhà máy, xưởng sản xuất, xưởng chế tác mỹ nghệ, chuồng nuôi gia súc gia cầm; Giếng nước, nhà vệ sinh, tường bao; Ao, hồ; Cây ăn quả, cây cảnh…

Còn về số tờ số thửa hay còn được gọi một cách dễ hiểu hơn là số thứ tự của thửa đất đã được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mã thửa đất là gì theo quy định hiện nay?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Người dân có quyền được biết những thông tin gì của sổ đỏ?

– Thông tin về thửa đất: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ.
– Thông tin về người sử dụng đất: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ.
– Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
– Thông tin về các tài sản gắn liền với đất (có tài sản gì gắn liền với đất như: Nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm).
– Tình trạng pháp lý của thửa đất đó.
– Lịch sử biến động của thửa đất.
– Thông tin về việc quy hoạch sử dụng đất.
– Trích lục bản đồ
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giao dịch đảm bảo.
– Hạn chế về quyền đối với đất.
– Giá đất tại thời điểm đó.

Số hiệu đất ghi trên sổ đỏ hiện nay ra sao?

 Ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo; trường hợp trích đo địa chính một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi “01”.

 Hình thức sử dụng đất được ghi như thế nào?

– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm