Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Thị Trang, hiện nay tôi đang làm việc cho một công ty trên đường Trần Phú, Hà Nội. Vừa rồi công ty có thay đổi một số quy định khiến cho phần lớn nhân viên trong công ty vô cùng bất mãn bởi những quy định đó ảnh hưởng tới quyền lợi của cá nhân mỗi người. Chúng tôi mong muốn được đối thoại với các cấp lãnh đạo của công ty để có thể đòi lại quyền lợi cho chính mình. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp như thế nào?” thì chúng tôi mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thể có thêm thông tin như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Đối thoại là gì?
Về mặt ngữ nghĩa “đối” có nghĩa biểu hiện sự tương tác đối diện giữa hai hay nhiều bên, “thoại” là lời nói được phát ra. Hiểu một cách đơn giản theo nghĩa của từ thì “đối thoại” là việc hai hay nhiều bên đối diện tương tác qua lại bằng lời nói.
Từ điển Tiếng Việt cũng giải nghĩa cụm từ “đối thoại” là nói chuyện qua lại trực tiếp giữa hai hay nhiều người. Việc đối thoại có thể có mục đích rõ ràng và định sẵn như đối thoại trong công việc để các bên tìm tiếng nói chung giải quyết một vấn đề nào đó đã phát sinh, hay đơn giản đối thoại chỉ là nói chuyện chia sẻ thông tin đơn thuần như một nhu cầu giao tiếp thông thường giữa cá nhân với cá nhân.
Có những hình thức đối thoại nào?
Theo cách thức mà đối thoại được tiến hành trên thực tế có thể thấy có các hình thức đối thoại đó là:
– Đối thoại trực tiếp: là các bên trong quan hệ đối thoại trực sẽ trực tiếp gặp gỡ, mặt đối mặt, tại cùng một địa điểm (văn phòng) để trao đổi, chia sẻ, thống nhất giải quyết vấn đề là lý do phải thực hiện đối thoại. Đây là hình thức phổ biến nhất của đối thoại và hiệu quả giải quyết vấn đề thông qua hình thức đối thoại này cũng là tối ưu nhất.
– Đối thoại trực tuyến: Thực chất đối thoại trực tuyến cũng có thể coi là một dạng thức của đối thoại trực tiếp, ở hình thức này các bên đối thoại vẫn trực tiếp nhìn thấy nhau song thông qua phương tiện thông tin hỗ trợ nhưng không ở cùng một địa điểm.
– Đối thoại gián tiếp: Đối thoại gián tiếp là hình thức trao đổi thông tin giữa các bên mà không trực tiếp gặp gỡ mặt đối mặt, hình thức này biểu hiện dưới dạng bảng tin thông báo hay hòm thư góp ý.
Mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp của Luật sư X dưới đây:
Hướng dẫn viết mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại.
(3) Địa điểm tiến hành đối thoại.
(4) Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại).
(5) Nếu không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
*Các bên tham gia ký và ghi rõ họ tên.
Quy trình tổ chức đối thoại định kì tại nơi làm việc như thế nào?
Ngày nay ở bất cứ môi trường làm việc nào thì việc đối thoại với người lao động là vô cùng quan trọng và để có thể tiến hành đối thoại một cách đúng đủ đảm bảo quy định pháp luật hiện hành thì căn cứ Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc đối thoại định kì tại nơi làm việc được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị đối thoại
– Tổ chức lấy ý kiến của người lao động về những nội dung cần đưa ra đối thoại và quyết định lựa chọn hình thức đối thoại, thông qua: Phát phiếu hỏi, nghe phản ánh của đoàn viên, người lao động, họp công đoàn tổ, bộ phận để tập hợp ý kiến…
– Quyết định lựa chọn nội dung đối thoại thông qua việc bàn bạc, lựa chọn, biểu quyết, đồng thời sắp xếp nội dung đối thoại theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với từng cuộc, hình thức đối thoại, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia đối thoại như: chuẩn bị ý kiến, lập luận, tài liệu liên quan…
Các bên thống nhất về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Bước 2: Gửi nội dung đối thoại cho các bên tham gia
Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên còn lại tham gia đối thoại.
Bước 3: Tiến hành đối thoại định kì tại nơi làm việc
– Việc đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của:
+ Bên người sử dụng lao động: Có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền;
+ Bên người lao động: Có trên 70% tổng số thành viên đại diện.
– Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).
Bước 4: Thông báo công khai kết quả đối thoại
Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại:
– Người sử dụng lao động phải công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại;
– Tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động.
Thành phần tham gia đối thoại định kì tại nơi làm việc gồm những ai?
Khi tham gia đối thoại, không phải cứ tất cả mọi người ở cơ sở làm việc đó đều có thể tham gia mà chỉ có một số thành phần nhất định, được pháp luật hiện hành quy định thì mới có thể đại diện tham gia vào, và căn cứ Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thành phần tham gia đối thoại định kì được quy định như sau:
Phía người sử dụng lao động:
– Do người sử dụng lao định nhưng đảm bảo ít nhất 03 người.
– Trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Phía người lao động:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình và đảm bảo ít nhất:
– 03 người: Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 người lao động;
– 04 – 08 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 50 – dưới 150 người lao động;
– 09 – 13 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 150 – dưới 300 người lao động;
– 14 – 18 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 300 – dưới 500 người lao động;
– 19 – 23 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 500 – dưới 1.000 người lao động;
– Ít nhất 24 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
Danh sách các thành viên tham gia đối thoại được thực hiện định kì ít nhất 02 năm/lần và công bố công khai tại nơi làm việc.
Ngoài ra, hai bên có thể thống mất mời tất cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về luật về thừa kế đất đai,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quy định pháp luật chung về đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh năm 2023
- Năm 2023 xử phạt kinh doanh trò chơi điện tử quá giờ quy định thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Biên bản đối thoại tại nơi làm việc sẽ được lập khi:
+ Được lập định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
+ Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
Điều 64 BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể các nội dung mà các bên có thể lựa chọn để đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:
– Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
– Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
– Điều kiện làm việc (nội dung bắt buộc);
– Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
– Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
– Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Khi lập biên bản đối thoại tại nơi làm việc cần lưu ý như sau:
– Thông tin biên bản phải ghi chính xác rõ ràng, tránh tẩy xóa nhiều,
– Biên bản phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có)