Việc chính phủ muốn huy động vồn điều này đã được thể hiện qua vấn đề phát hành công cụ nợ có thể kể đến như: tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu và công cụ khác làm phát sinh cho nghĩa vụ trả nợ. Có thể thấy rằng việc đề ra công cụ trả nợ thì cá nhân, tổ chức cũng có quyền mua hay bán lại hoặc cũng có thể hoán đổi công cụ nợ đó. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đăng ký bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Khái niệm về Mẫu đăng ký bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận
Hiện nay càng ngày càng có nhiều các giao dịch có liên quan đến việc mua bán công cụ nợ, chính vì vậy khi thực hiện giao dịch này các bên cần hết sức lưu ý các quy định cũng như tuân thủ những nguyên tắc mà pháp luật đã đặt ra. Giao dịch này cần phải đảm bảo được tính công khai minh bạch cũng như đảm bảo được phải đúng theo như giá của thị trường trong thời điểm thực hiện. Việc có mẫu đăng ký bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận cũng đóng góp vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 giải thích về công cụ nợ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
9. Công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ.”
Đồng thời tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 110/2018/TT-BTC giải thích về công cụ nợ như sau:
“Điều 2. Giải thích thuật ngữ
Ngoài các thuật ngữ đã được giải thích tại Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 94/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 về nghiệp vụ quản lý nợ công (sau đây gọi tắt là Nghị định số 94/2018/NĐ-CP), trong Thông tư này, các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. “Công cụ nợ” bao gồm:
a) Công cụ nợ của Chính phủ;
b) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành;
c) Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành.”
Mẫu đăng ký bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận chuẩn nhất
Các bước mua lại công cụ nợ đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
Việc thực hiện mua bán lại công cụ nợ dưới góc độ pháp lý có thể thấy rằng việc chủ sở hữu bán lại cho chủ thể tổ chức phát hành trước ngày đáo hạn. Khi cần đến mẫu đăng ký bán lại công cụ nợ theo phương thức thuận được lập ra với mục đích để có thể đăng ký việc mua bán công cụ bằng hình thức thỏa thuận.
Bước 1: Chủ thể tổ chức phát hành công bố thông tin về đợt mua lại công cụ nợ trên trang điện tử của chủ thể tổ chức phát hành, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trong tối thiểu là 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại;
Bước 2: Chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện đăng ký bán lại công cụ nợ với chủ thể tổ chức phát hành;
Bước 3: Sau ngày cuối cùng đăng ký bán lại công cụ nợ, chủ thể tổ chức phát hành thực hiện thỏa thuận, thống nhất với các chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền về điều khoản mua lại công cụ nợ.;
Bước 4: Trong ngày tổ chức mua lại chủ thể tổ chức phát hành và chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền ký hợp đồng về việc mua lại công cụ nợ;
Bước 5: Chậm nhất 01 ngày làm việc sau ngày tổ chức mua lại, chủ thể tổ chức phát hành thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán kết quả thỏa thuận mua lại công cụ nợ;
Bước 6: Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam tiếp tục phong tỏa đối với công cụ nợ đã ký hợp đồng mua lại và ngừng phong tỏa đối với công cụ nợ không được mua lại;
Bước 7: Chủ thể tổ chức phát hành chuyển tiền mua lại công cụ nợ cho chủ sở hữu công cụ nợ vào ngày mua lại công cụ nợ theo hợp đồng đã ký;
Bước 8: Kết thúc đợt mua lại, chủ thể tổ chức phát hành công bố thông tin về kết quả mua lại công cụ nợ.
Quy định về phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ
Theo như nguyên tắc mà pháp luật đã đặt ra việc mua lại hay hoán đổi công cụ nợ được quy định vô cùng chặt chẽ. Chính vì vậy khi thực hiện giao dịch này cần phải thực hiện theo đề án hoặc phương án mà được thẩm quyền Nhà nước phê duyệt theo như quy định hiện nay về phát hành công cụ nợ.
Tại Điều 5 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ như sau:
“Điều 5. Phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ
1. Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:
a) Thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu công cụ nợ;
b) Đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán. Kho bạc Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ quyết định phương thức mua lại, hoán đổi theo đề án, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cụ thể phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ trước khi tổ chức thực hiện.”
Theo đó, hiện nay việc mua lại hay hoán đổi công cụ nợ sẽ được thực hiện theo 02 phương thức sau:
– Thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu công cụ nợ;
– Đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Làm căn cước công dân tại nơi tạm trú có được không?
- Cách ghi nơi cấp căn cước công dân như thế nào năm 2022?
- Căn cước công dân gắn chíp có ưu điểm gì nổi bật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đăng ký bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như điều kiện tuyển dụng công chức cấp huyện. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về mua lại công cụ nợ của Chính phủ như sau:
“Điều 24. Mua lại công cụ nợ của Chính phủ
2. Việc mua lại công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Công cụ nợ của Chính phủ được mua lại theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức mua lại công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.“
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ như sau:
“Điều 5. Phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ
1. Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:
a) Thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu công cụ nợ;
b) Đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán. Kho bạc Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ quyết định phương thức mua lại, hoán đổi theo đề án, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cụ thể phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ trước khi tổ chức thực hiện.“
Theo đó, khi mua lại công cụ nợ thì ngoài phương thức thỏa thuận còn có phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán.
Căn cứ theo Điều 16 Luật Chứng khoán 2019 quy định về đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng như sau:
“Điều 16. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Tổ chức phát hành, cổ đông công ty đại chúng trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:
a) Chào bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận;
c) Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;
d) Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.“
Theo đó, công cụ nợ sẽ không cần phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.