Chào Luật sư, tôi có chuyến công tác 03 tháng tại Tokyo, Nhật Bản. Tuy nhiên trong quá trình đi chuyển công việc tôi bị rơi mất ví đẫn đến mất một số giấy tờ quan trọng như CCCD, hộ chiếu,…. Trong đó, hộ chiếu rất quan trọng khi ở nước ngoài, có chức năng xác nhận nhân thân của tôi nên khi bị mất tôi rất lo lắng. Vậy mất hộ chiếu ở nước ngoài phải làm sao? Mẫu đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Thông tư 13/2019/TT-BGTVT
- Thông tư số 73/2021/TT-BCA
Giấy xác nhận nhân thân là gì?
Theo Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, nhân thân có thể được hiểu một cách cơ bản là những thứ gắn với một người như họ tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, vợ/chồng, tiền án, tiền sự, chết… của người đó gắn với việc khai sinh, kết hôn, khai tử…
Như vậy, các bạn có thể hiểu nhân thân là quyền dân sự gắn liền với bản thân của người đó, được hình thành, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt bằng những quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu Giấy xác nhận nhân thân là giấy để xác nhận những thông tin cơ bản của cá nhân, không nhầm lẫn với người khác.
Hiện nay, người dân thường xin Giấy xác nhận nhân thân để sử dụng trong một số trường hợp sau:
- Công dân thực hiện công việc cần có giấy chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân, hoặc các loại giấy tờ tùy thân có ảnh khác nhưng tất cả đều mất hoặc hết hạn sử dụng hoặc bị mờ, không được chấp nhận;
- Trẻ em từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa được cấp chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân mà cần thực hiện các công việc cần các loại thẻ này…
Lưu ý: Giấy xác nhận nhân thân khi sử dụng phải dùng bản gốc và có thời hạn. Tùy vào mục đích mà thời hạn này khác nhau, chẳng hạn để đi máy bay chỉ có thời hạn 30 ngày.
Thời hạn của Giấy xác nhận nhân thân để đi máy bay
Trước đây, mẫu Giấy xác nhận nhân thân được đi máy bay quy định tại Thông tư 01 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, từ ngày 01/6/2019, Thông tư này hết hiệu lực và bị thay thế bởi Thông tư 13/2019/TT-BGTVT.
Nhưng, trong Thông tư 13 lại không quy định mẫu này.
Vì thế, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Công văn 1409/CHK-ANHK huớng dẫn mẫu Giấy xác nhận nhân thân mới (thay Nguyên quan bằng Quê quán, thêm ngày, tháng, năm xác nhận mẫu… so với mẫu cũ).
Theo Phụ lục XIV Thông tư 13, giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận.
Hiện nay, hành khách mang quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình được một trong các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành;
- Thị thực rời;
- Thẻ thường trú;
- Thẻ tạm trú;
- Chứng minh nhân dân;
- Căn cước công dân;
- Giấy chứng minh, chứng nhận của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân;
- Thẻ Đại biểu Quốc hội;
- Thẻ Đảng viên;
- Thẻ Nhà báo;
- Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
- Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
- Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
- Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;
- Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận;
- Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Hành khách chưa đủ 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh; trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).
Mẫu đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn:
- Trên cùng góc bên trái sẽ là nơi dán ảnh 4 x 6 cm và để cơ quan công an đóng dấu giáp lai vào ảnh.
- Trên cùng bên tay phải sẽ là quốc hiệu và tiêu ngữ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tên văn bản “giấy xác nhận nhân thân”
- Kính gửi: cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận ở đây được xác định là cơ quan công an xã/ phường/ thị trấn nơi người có yêu cầu xác nhận có hộ khẩu thường trú.
- Tên của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận nhân thân.
- Ngày tháng năm sinh của người được xác nhận nhân thân.
- Quê quán, nguyên quán của người được xác nhận nhân thân.
- Chứng minh thư nhân dân số, thẻ thẻ căn cước công dân số
- Địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người được xác nhận nhân thân.
- Chỗ ở hiện tại (có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú nếu có của người xin xác nhận).
- Họ và tên cha của người xin giấy xác nhận nhân thân.
- Họ và tên mẹ của người xin xác nhận nhân thân.
- Lý do xin xác nhận nhân thân (mục đích xin cấp) ví dụ như để mua vé máy bay khi không có chứng minh thư nhân dân.
- Địa điểm, thời gian xác nhận nhân thân, chữ ký và ghi rõ họ tên của người yêu cầu xin xác nhận nhân thân.
- Phần xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền. Ở phần này, quý vị có thể soạn thảo sẵn phần nội dung hoặc bỏ trống để cơ quan công an tự viết.
Nội dung xác nhận sẽ bao gồm:
Thông tin của cơ quan công an (ghi từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) Ví dụ: Công an phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Xác nhận ông/ bà (người yêu cầu xác nhận nhân thân) có hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay (ví dụ: xác nhận ông Nguyễn Văn A có hộ khẩu thường trú tại phường Quan Hoa; chỗ ở hiện tại: số 43 ngõ 167 Dương Quảng Hàm.
Xác nhận lý do không có chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân
Ký tên, đóng dấu xác nhận của Trưởng công an xã/ phường/ thị trấn.
Hồ sơ đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài khi mất hộ chiếu
Tiết 2 tiểu mục A Mục II Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 7643/QĐ-BCA năm 2021 quy định về thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mất hộ chiếu như sau:
Thủ tục: Cấp Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài
…
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
- 01 tờ khai đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mất hộ chiếu (mẫu TK03) ban hành kèm theo Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29/6/2021 của Bộ Công an;
- 02 ảnh mới chụp của công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mất hộ chiếu, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ của người đề nghị cấp giấy xác nhận nhân sự với thân nhân ở nước ngoài bị mất hộ chiếu; trường hợp không có giấy tờ chứng minh phải có bản giải trình.
- Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người đề nghị xác nhận nhân sự cho thân nhân để kiểm tra, đối chiếu.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Theo quy định nêu trên, công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mất hộ chiếu thực hiện nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận nhân thân gồm các thành phần như sau: - 01 tờ khai đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mất hộ chiếu;
- 02 ảnh mới chụp của công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mất hộ chiếu, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ của người đề nghị cấp giấy xác nhận nhân sự với thân nhân ở nước ngoài bị mất hộ chiếu; trường hợp không có giấy tờ chứng minh phải có bản giải trình.
- Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người đề nghị xác nhận nhân sự cho thân nhân để kiểm tra, đối chiếu.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài?
Căn cứ quy định tại tiết 2 tiểu mục A Mục II Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 7643/QĐ-BCA năm 2021, trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Công dân Việt Nam ở trong nước có nhu cầu xác nhận nhân sự cho thân nhân là người ra nước ngoài có thời hạn, bị mất hộ chiếu phổ thông có nguyện vọng về nước ngay để làm thủ tục cấp hộ chiếu thì nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:
- Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Nếu đầy đủ, hợp lộ, thì nhận hồ sơ, cấp giấy hẹn trả kết quả và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, giao biên lai thu lệ phí cho người nộp hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
- Người đề nghị xác nhận nhân sự cho thân nhân trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
- Khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, biên lai thu tiền, xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.
- Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bảo hộ logo Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Một số trường hợp khi đi máy bay cần giấy xác nhận nhân thân:
– Công dân muốn đi máy bay nhưng chưa có giấy chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân, bằng lái xe các loại, hộ chiếu, chứng minh thư công an, chứng minh thư quân đội… và một số giấy tờ khác có giá trị để làm thủ tục lên máy bay.
– Công dân khi đi máy bay có chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân, bằng lái xe và các giấy tờ khác bị mờ số, mờ hình không nhìn rõ thì phải xin cấp giấy xác nhận nhân thân để sử dụng.
– Trẻ em từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa được cấp chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân.
– Công dân có giấy chứng minh thư nhân dân nhưng đã quá thời hạn 15 năm, thẻ thẻ căn cước công dân quá hạn, giấy phép lái xe và hộ chiếu còn thời hạn dưới 06 tháng sẽ sử dụng giấy xác nhận nhân thân để làm thủ tục khi đi máy bay.
Giấy xác nhận nhân thân do cơ quan công an ở xã, phường, thị trấn nơi người có nhu cầu xin giấy xác nhận nhân thân đăng ký hộ khẩu thường trú cấp và xác nhận.
Lưu ý: Giấy xác nhận nhân thân chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp
Theo quy định của pháp luật và các hãng hàng không, khi di chuyển bằng máy bay, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết còn hiệu lực, giá trị sử dụng. Có thể kể đến như:
Căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân.
Thẻ Đảng viên.
Thẻ Đại biểu Quốc hội.
Thẻ kiểm soát an ninh hàng không.
Thẻ nhận dạng của hãng hàng không.
Thẻ nhà báo.
Giấy phép lái xe…
Giấy xác nhận nhân thân để đi máy bay được sử dụng trong trường hợp:
Hành khách có nhu cầu đi máy bay nhưng chưa có các loại giấy tờ cá nhân kể trên.
Hành khách đã có giấy tờ cá nhân nhưng bị nhòe số, nhòe hình.
Hành khách có giấy tờ cá nhân nhưng bị quá hạn sử dụng.
Hành khách là trẻ em, từ 14 tuổi trở lên, chưa có chứng minh thư/ căn cước công dân.
Hành khách có chứng minh nhân dân quá hạn 15 năm, hành khách có giấy phép lái xe, hộ chiếu còn hạn dưới 6 tháng.